Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về thiết kế, màn hình và phần cứng của thiết bị. Phần tiếp theo này sẽ giúp người dùng tìm hiểu về camera, hiệu suất và phần mềm của thiết bị.
Camera Mặc dù thuộc phân khúc tầm trung nhưng Motorola đã đầu tư khá nhiều cho tính năng camera của máy. Bằng chứng là việc Moto G 2015 được trang bị cảm biến Sony IMX214 giống như trên Nexus 6 của Google cho camera chính của máy. Nó có độ phân giải 13 megapixel, ống kính khẩu độ f/2.0 và đi kèm đèn flash LED kép, trong khi đó một bộ lọc IR đi kèm giúp giảm chói. Hơi tiếc là không có tính năng ổn định hình ảnh quang học, điều đó có nghĩa là hình ảnh và video có thể bị rung nếu bạn không giữ thiết bị ổn định khi chụp.
Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, camera chính của Moto G 2015 có khả năng mang đến những bức ảnh chụp có màu sắc đẹp với các chi tiết sắc nét ấn tượng. Đặc biệt, chế độ HDR còn giúp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn nhiều so với các mẫu smartphone trong cùng phân khúc cùng hỗ trợ tính năng HDR.
Tuy nhiên hơi tiếc là khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu chưa thật sự ổn, ảnh chụp nhiễu khá nhiều cho dù đã sử dụng đèn flash LED nhưng chất lượng ảnh chụp vẫn chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của người dùng. Với mức giá thấp, rõ ràng camera của Moto G 2015 chắc chắn là rất ấn tượng khi chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng ban ngày, nhưng trong điều kiện ánh sáng yếu thì camera của máy còn rất nhiều việc cần làm. Phần mềm Như đã nói ở trên, Moto G2015 đi kèm với giao diện thuần Android có nghĩa là người dùng sẽ có quyền truy cập vào launcher Google Now chỉ với một vài ứng dụng Motorola cụ thể. Như tính năng Moto Display, cho phép sử dụng một số lượng điểm ảnh nhất định trên màn hình để hiển thị khi có thông báo đến, điều này giúp tiết kiệm pin cho sản phẩm (thay vì bật sáng toàn bộ màn hình).
Tất nhiên không thể thiếu bộ phần mềm ứng dụng của Motorola như Moto Assist, cho phép người dùng thiết lập các hành vi tùy chỉnh cho các địa điểm cụ thể. Ví dụ như nếu điện thoại phát hiện bạn đang ở trong thư viện phim, nó có thể tự động tắt tiếng chuông. Hoặc khi biết bạn đang lái xe, nó sẽ tự động đọc các thông báo, tin nhắn mới được gửi đên và cho phép người dùng trả lời bằng giọng nói của mình. Tuy nhiên tính năng thú vị nhất trên Moto G 2015 chính là hỗ trợ các thao tác cử chỉ nhanh, cho phép bạn sử dụng thiết bị với một số tính năng nhất định đơn giản hơn. Ví dụ như tính bạn chỉ cần đơn giản xoay cổ tay hai lần để kích hoạt ngay tính năng camera trên thiết bị, thậm chí tính năng này hoạt động ngay cả khi màn hình tắt, và trong giao diện ứng dụng camera chỉ cần bấm giữ ngón tay xuống ở bất kỳ khu vực nào trên màn hình, máy sẽ chụp nhanh hàng loạt ảnh. Có thể nói trải nghiệm người dùng với Moto G 2015 là khá ấn tượng với tốc độ nhanh và đáp ứng ngay lập tức, bên cạnh đó do sử dụng giao diện đơn giản mà không có tinh chỉnh nên với ngay cả những người mới sử dụng cũng có thể nhanh chóng làm quen với thiết bị. Kết luận Cho đến nay Motorola đã và đang đi đúng hướng khi phát triển dòng Moto G, điều đó đã được chứng minh khi ngay từ phiên bản đầu tiên của thiết được xem như “ông vua trong phân khúc tầm trung”, điều mà đến giờ nhiều đối thủ vẫn đang cố gắng để lấy lại “vương miện” từ Moto G. Mặc dù thông số kỹ thuật của Moto G 2015 không phải là tốt nhất mà bạn có thể nhận được ở mức giá này, nhưng rõ ràng hiệu suất của thiết bị sẽ hoàn toàn thuyết phục người dùng. Ưu điểm – Khả năng cá nhân hóa thiết bị thông quá Moto maker – Thiết kế đẹp và mang phong cách riêng. – Chống nước theo chuẩn IPx7 – Hiệu suất tốt so với mức giá – Giao diện người dùng đơn giản – Camera chính chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ đẹp. – Thời lượng pin dài. – Xứng đáng với mức giá mà bạn bỏ ra. Nhược điểm – Màn hình hiển thị vẫn dừng ở độ phân giải HD 720p. – Camera chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp chất lượng thấp. – Pin không thể tháo rời. Hoàng Thanh (Theo AndroidCentral) |
Theo XHTT