Phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm Hành chính” và “bất tuân dân sự” bắt đầu hôm 27/9 hiện vẫn chưa kết thúc, khiến Hồng Kông rơi vào hỗn loạn. Điều này đã phần nào diễn ra đúng theo mong muốn của phe đối lập chính trị trong Đảng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPC) Trung Quốc đã dập tắt hy vọng dân chủ tại Hồng Kông. Mặc dù hứa hẹn phổ thông đầu phiếu vào năm 2017, nhưng NPC quyết định rằng danh sách ứng viên đặc khu trưởng Hồng Kông phải được ĐCS thông qua.
Hôm 19/8, tờ Wall Street Journal dẫn lời “những người am hiểu tình hình”, ủy ban này sẽ ra quyết định về quyền bỏ phiếu của dân Hồng Kông vào cuối tháng 8.
Tuy nhiên, diễn biến phức tạp tại Hồng Kông được xem là mục tiêu của phe đối lập thuộc ĐCS. Sự phân cực trong nội bộ Đảng hiện nay đang rất tồi tệ. Hiện đối thủ chính trị có thế lực nhất của chủ tịch Tập Cận Bình là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và phe cánh của ông ta. Qua đó, có thể thấy “nhiệm kì chủ tịch” của ông Tập gắn liền với chiến dịch “chống tham nhũng” hay nói đúng hơn là cuộc chiến chống lại thế lực thù địch từ trong nội bộ Đảng.
Chiến dịch này diễn ra khi những cốt cán thuộc phe Giang Trạch Dân lần lượt bị hạ bệ. Năm ngoái, chủ tịch Tập đã truất phế vài thân cận của ông Giang. Trong đó, con hổ lớn nhất rớt đài chính là ông trùm mạng lưới an ninh nội địa Chu Vĩnh Khang. Một số trang báo đưa tin về việc Chu đã cố gắng ám sát Tập. Hiện Chu đã bị chính thức điều tra cách đây 2 tháng.
Không ai nắm rõ tình thế của Giang Trạch Dân hiện nay. Tin đồn lan truyền cho rằng ông đang bị giam cầm, có thể bị bắt, hoặc lâm bệnh và thậm chí là đã qua đời. Tuy nhiên, một điều dễ thấy là ông Tập đang thắng thế trong cuộc chiến với cựu chủ tịch Giang.
Trung Quốc được điều hành bởi một nhóm lãnh tụ tối cao bao gồm 7 thành viên thuộc Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị; và hiện chỉ có 3 người trung thành với Giang, đó là Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ và Trương Đức Giang. Trong 3 người này thì Trương Đức Giang, hiện chính là lãnh đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khi NPC phản đối phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông hoặc ban hành bạch thư và tuyên bố Bắc Kinh có thể can thiệp vào nội bộ đặc khu này, Trương Đức Giang đều công bố.
Do đó, một tháng sau khi bằng hữu cùng phe với Giang là Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, Trương Đức Giang phải tìm ra cách kích động Hồng Kông ngay trước cuộc biểu tình Chiếm đóng Trung tâm Hành chính. Phe của Giang muốn gây sóng gió tại Hồng Kông. Theo tạp chí Forbes, thực chất, bạo loạn tại Hồng Kông là điều mà nhóm người này mong muốn.
Và khi người dân trông thấy một binh đoàn 10 xe tăng xuất hiện tại Hồng Kông ngay trước khi NPC tuyên bố chống lại phổ thông đầu phiếu, thì người dân lại liên tưởng đến một thảm sát Thiên An Môn khác. Giang Trạch Dân bước vào cuộc chơi quyền lực chính nhờ cuộc thảm sát này. Nếu họ có thể tạo ra một vụ xung đột đổ máu khác tại Hồng Kông thì sẽ có thể đánh bật được Tập Cận Bình. Người dân sẽ nhìn nhận rằng ông Tập chính là nguyên nhân cho bất ổn tại Hồng Kông. Thế là ông Tập sẽ phải ra mặt dọn dẹp hậu quả, và cuộc chiến với các đối thủ chính trị sẽ khó khăn hơn.
Và nếu ông Tập không trụ vững, thì phe Giang sẽ có cơ hội để ngóc đầu lên. Hồng Kông trở thành một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào nếu có kẻ châm ngòi. Nếu người Hồng Kông không cảnh giác, họ có thể bị kẻ xấu lợi dụng như những quân cờ trong cuộc đấu đá quyền lực này.
Quyết định này được đưa ra bởi NPC, chứ không phải do ông Tập. Khó mà nói được chủ tịch Tập là người thế nào vì ông rất khó đoán. Ông Tập hiện vẫn đang che dấu những nước đi kế tiếp của mình. Tuy nhiên, việc ông Tập phải gắng sức để đấu với kẻ thù như thế này trước khi ông lên nắm quyền là điều không ai ngờ đến.
Các chuyên gia nhận định rằng liệu việc phản đối quyết định từ NPC có hiệu quả không trong khi quyết định này là do phe cánh của Giang Trạch Dân giựt dây. Và nếu như Trương Đức Giang bị thanh trừng và thay thế bằng một người mới thì tình hình Hồng Kông có thể sẽ khác đi.
Trong khi chủ tịch Tập đang ra sức củng cố quyền lực đối với lực lượng quân đội, thì phe cánh cực đoan, háo chiến, chuyên gây rắc rối trong Đảng đang ráo riết châm ngòi cho các vụ tranh chấp lãnh thổ, điển hình là vụ tranh chấp biển đảo vừa qua với Việt Nam.
Có thể ông Tập đang để mặc cho phe cánh Giang tự làm quá trớn, và ông sẽ nhúng tay vào khi gặp thời. Qua đó ông dễ dàng tăng cường kiểm soát quân đội Trung Quốc mà không cần phải làm bất cứ thứ gì kiểu như thanh trừng chính trị như đã làm với ông trùm an ninh nội địa.
Chủ tịch Tập đang sắp gần có được thứ quyền lực mà không ai có được tại Trung Quốc kể từ sau Đặng Tiểu Bình và thậm chí là cựu lãnh đạo Mao, đó là sự tôn sùng của người dân ngày càng tăng đối với người đàn ông này.
Nếu chiến thắng phe Giang, có thể Tập Cận Bình sẽ thu về một khoản kếch xù mà phe này chiếm được trong những năm đỉnh cao quyền lực. Phe Giang kiểm soát lực lượng an ninh nội địa trong gần một thập kỷ. Chỉ tính riêng vào năm 2012, ngân sách cho mạng lưới cảnh sát, cảnh sát vũ trang và mật vụ khổng lồ này là 124 tỉ USD, vượt 10 tỉ đô so với ngân sách của quân đội. Với tình trạng tham những tồi tệ tại Trung Quốc, thì rất có thể số tiền này đã rơi vào túi các quan chức liên quan.
Cuộc chiến quyền lực còn tiếp diễn, Tập Cận Bình đang liên tục chiếm ưu thế. Nhưng thắng hay thua vẫn còn ở phía trước.
Xem video
Thiên Hà, Hàn Mai – Theo China Uncensored