Ngày 2/3, khi quân đội Nga tiến vào thị trấn Enerhodar, rất đông người dân Ukraine đã tập trung thành “bức tường người”, chặn đường dẫn vào nhà máy điện hạt nhân gần đó để ngăn quân đội Nga tiến công.
Đoạn video ghi lại cảnh tượng này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và đã được CNN xác minh. Trong video, có thể thấy đám đông người dân đang cầm cờ Ukraine và tạo thành bức tường sống chặn đường dẫn vào Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Enerhodar. Ngoài ra, họ còn chặn đường bằng các xe chở rác, xe ô tô,… (Link video)
#Ukraine
: residents are doing everything they can to fortify Energodar (#Zaporizhzhya region) and #Europe's largest nuclear power plant, as the Russian invasion stands on the edge of town. pic.twitter.com/5PojrjRaXX — Thomas van Linge (@ThomasVLinge) March 2, 2022
Trên Twitter, những hình ảnh liên quan đến vụ việc cũng cho thấy rất đông người dân tạo thành bức tường dày cản đường quân Nga.
#Ukraine
— Thomas van Linge (@ThomasVLinge) March 2, 2022: the people of Energodar, keeping out the Russian invasion. pic.twitter.com/i6RyEjXVbi
Thị trưởng thị trấn Enerhodar – ông Dmytro Orlov cho biết trên trang Facebook cá nhân: “Chúng tôi truyền đạt quan điểm của thành phố và cư dân của chúng tôi rằng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia được bảo vệ một cách đáng tin cậy, cư dân Enerhodar đang bảo vệ Ukraine”.
“Tất cả các dịch vụ của thành phố đang hoạt động ở tình trạng khẩn cấp. Sẽ không một ai từ bỏ thành phố. Mọi người hãy quyết tâm”, ông Orlov nói thêm.
Nhà máy nhiệt điện Zaporizhzhia là cơ sở điện hạt nhân lớn nhất của Ukraine. Nước này có tổng cộng 15 lò phản ứng điện hạt nhân, thì nhà máy này có đến 6 lò. Ngoài ra, nhà máy Zaporizhia cũng là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu.
Trước đó hôm 1/3, Nga thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, theo CNN.
Trong thư gửi IAEA, Nga cho biết nhân viên tại các cơ sở hạt nhân của Ukraine vẫn đảm bảo “an toàn hạt nhân và giám sát bức xạ ở chế độ hoạt động bình thường. Mức độ bức xạ vẫn ở mức bình thường”.
IAEA hôm 2/3 cho biết Ukraine đã yêu cầu “cung cấp hỗ trợ ngay lập tức trong việc điều phối các hoạt động liên quan đến sự an toàn của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và các cơ sở hạt nhân khác”.
Tuần trước, quân đội Nga đã nắm quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Nhà máy này là nơi xảy ra vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Vụ nổ Chernobyl năm 1986 đã gây ra thảm họa nghiêm trọng, dẫn đến thương vong lớn về người và của.
Trong cuộc tấn công kéo dài 7 ngày của Nga vào Ukraine, quân đội Moscow đã vấp phải sự kháng cự kiên quyết của người dân Ukraine. Nhiều người Ukraine ở nước ngoài cũng đã trở về nước để chiến đấu bảo vệ quê hương.
Theo Epoch Times