Gần đây, một cảnh sát Hồng Kông che mặt trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hàn Quốc, bất ngờ tiết lộ nhiều tin tức về sự bạo lực của cảnh sát, bao gồm cả vụ án thi thể Trần Ngạn Lâm nổi trên biển, vụ đụng độ ở Nguyên Lãng (Yuen Long) vào ngày 21/7, và những vụ án liên quan đến cưỡng hiếp người biểu tình.
Trong số phát sóng đặc biệt về các vấn đề Hồng Kông của đài truyền hình KBS Hàn Quốc, lúc phỏng vấn với một cảnh sát che mặt, có nói đến rất nhiều tin tức về sự bạo lực của cảnh sát.
Đối với vụ việc cô gái Hồng Kông tố giác rằng bị 4 tên cảnh sát chống bạo động che mặt cưỡng hiếp tại Đồn cảnh sát Tsuen Wan, dẫn đến phải phá thai. Vị cảnh sát này nói rằng, ít nhất có hai trường hợp cảnh sát nghi ngờ hãm hiếp người biểu tình đã được nhân viên y tế xác nhận. Anh ta còn nhấn mạnh, con số thực tế còn nhiều hơn, hơn nữa nhiều trường hợp bị thương và bị hành hạ nghiêm trọng.
Vị cảnh sát cũng đề cập đến trường hợp tập kích khủng bố ở Nguyên Lãng ngày 21/7, anh ta nói là do mệnh lệnh của cấp trên chuyển đến đội cảnh sát ở Nguyên Lãng phải trì hoãn, không vội ra mặt, tạo nên khung cảnh không có cảnh sát, để người dân biết được sự quan trọng của cảnh sát, không có cảnh sát là không được, muốn người dân lại lệ thuộc lực lượng cảnh sát.
Đối với vụ án đặc biệt của thiếu nữ 15 tuổi Trần Ngạn Lâm chết trôi ở trên biển trong tình trạng không mảnh vải che thân, sĩ quan cảnh sát tiết lộ, hướng điều tra cái chết của Trần Ngạn Lâm đã bị cảnh sát cưỡng chế thay đổi. Vốn dĩ những vụ án như thi thể khoả thân nổi trên mặt biển rất hiếm thấy, nên điều tra theo hướng mưu sát, tuy nhiên cảnh sát lại ngăn chặn nội bộ điều tra theo hướng mưu sát, chuyển hướng thành tự sát để xử lý.
Theo tờ “Apple Daily” Hồng Kông, Chung Nhạc Vĩ (Steve Chun) – trợ giảng chương trình Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học Khoa học Xã hội Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc, nói rằng lập trường của đài KBS Hàn Quốc khá thận trọng, chương trình lần này nói về phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông thuộc thể loại điều tra, tương tự như một bài bình luận nhưng vẫn giữ bản chất, khá toàn diện, dẫn đến cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng mạng.
KBS là đài truyền hình lớn nhất và tiêu biểu nhất của Hàn Quốc. Liên quan đến thông tin được cảnh sát tiết lộ trong chương trình, ông Kim, một người Hàn Quốc sống ở Hồng Kông trong một thời gian dài, cho rằng KBS sẽ không nói về các sự việc mà không có lý do, ngay cả Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chỉ chấp nhận cuộc phỏng vấn độc quyền với KBS. Ông còn nói rằng, chỉ cần tin tức phát ra từ KBS, hầu hết người dân Hàn Quốc đều sẽ tin tưởng.
Vào ngày 10 /11, “Apple Daily” đưa tin rằng, giữa tháng 9, một cô gái 18 tuổi đã vô cớ bị chặn lại để điều tra khi đi qua đồn cảnh sát, sau đó bị lôi vào đồn cảnh sát và bị 4 tên cảnh sát che mặt cưỡng hiếp. Ít nhất có 3 nguồn tin chứng minh rằng cô gái bị cưỡng hiếp đã mang thai và phải đi phá.
Vào ngày 8/11, trên mạng còn lan truyền tin tức cô gái 16 tuổi bị cảnh sát cưỡng hiếp đến mang thai, nói rằng cô ấy đã đến Bệnh viện Queen Elizabeth để phá thai, hình ảnh hiện trường cho thấy, lúc cô gái đang tiến hành phá thai, có một cảnh sát Hồng Kông tiến vào phòng sinh.
Vào ngày 25/10, tại Đài Loan tổ chức nghi thức “Bắt đầu tái xây dựng Đài Loan bức tường truy điệu nhà ga Prince Edward”, để tưởng niệm những người biểu tình đã phải bỏ mạng trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông. Ông X đến từ Hồng Kông tiết lộ rằng, sau khi một nữ sinh bị bắt đến trại giam San Uk Ling, cô đã bị hơn bốn tên cảnh sát cưỡng hiếp, cô gái mới chỉ là học sinh cấp hai, sau chuyện đó cô bé đã tự sát 4 lần nhưng không thành, bây giờ chỉ có thể dựa vào thuốc ngủ mới có thể ngủ được.
Ông nói rằng, ông đã biết được nhiều trường hợp tương tự, thậm chí cả các học sinh nam cũng bị cảnh sát tấn công tình dục.
Vào tối ngày 27/9, 50.000 người Hồng Kông đã tập trung tại Quảng trường Edinburgh để lên tiếng ủng hộ những người bị bắt tại trại tạm giam San Uk Ling. Trong cuộc biểu tình đã tuyên đọc bản tuyên bố lên án tội ác nghiêm trọng của cảnh sát tại trại giam San Uk Ling.
Tuyên bố nói rằng, rất nhiều vụ án đặc biệt mà bọn họ tiếp xúc, bao gồm rất nhiều vụ án nam nữ vị thành niên bị bạo lực tình dục, cưỡng hiếp, hiếp dâm, người bị hại đang giãy dụa trong sự đau khổ tột cùng.
Vào ngày 6/10, một tổ chức nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Hoa Kỳ tên là “The AI Organization” đã tiết lộ tin tức kinh hoàng, rằng những người biểu tình đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ, tấn công tình dục và “tự sát”.
Theo báo cáo, một số cô gái đã bị cảnh sát Hồng Kông hãm hiếp, mà những người được gọi là “Cảnh sát Hồng Kông” này, trên thực tế là những cảnh sát Đại lục và nhân viên cơ quan an ninh được cử đi Hồng Kông và nhận được sự phê chuẩn của chính phủ Hồng Kông.
Bài báo tiết lộ các sinh viên Hồng Kông, bao gồm cả nam và nữ bị tuyên bố là nhảy cầu hoặc nhảy lầu tự sát. Trên thực tế, một số cô gái là nạn nhân của cưỡng hiếp. Mục đích của ĐCSTQ là đe dọa cho nhóm sinh viên rút lui để Bắc Kinh có thể tiếp quản Hồng Kông.
Mấy ngày trước, nhà văn Nhan Trạch Nhã trên Facebook đã hình dung rằng, sự bạo lực ở Hồng Kông có thể so sánh với vụ thảm sát ở Nam Kinh. Cô nói rằng, Trung Quốc vẫn còn đầy thù hận với vụ thảm sát Nam Kinh mà Nhật Bản đã gây ra trong quá khứ, trọng điểm không phải là số người chết, mà là những bằng chứng liên quan đến hiếp dâm, cưỡng hiếp, sát hại, cũng như những bức ảnh phụ nữ khỏa thân.
Nhan Trạch Nhã nhấn mạnh, bây giờ thế hệ thanh niên Hồng Kông không đoạn tuyệt với Bắc Kinh, thì 70 năm sau thanh niên Hồng Kông cũng sẽ đoạn tuyệt với Bắc Kinh. Từ bằng chứng của những vụ việc như thi thể của cô gái 15 tuổi trôi nổi trên mặt biển, nữ sinh Đại học Trung văn bị cảnh sát tấn công tình dục, và rất nhiều hình ảnh những cô gái Hồng Kông xinh đẹp bị bắt rồi áp chế trên mặt đất, cũng đủ khiến cho Hồng Kông và ĐCSTQ không đội trời chung.
Minh Huy (Theo NTDTV)