Thẩm phán liên bang Royce Lamberth hôm 2/3 cho biết, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có thể phải ra hầu tòa vì một vụ kiện về việc bà sử dụng máy chủ email riêng để thực hiện công việc của Bộ Ngoại giao Mỹ khi còn tại nhiệm, theo Epoch Times.
Thẩm phán Tòa án Liên bang Royce Lamberth đã yêu cầu Tổ chức Giám sát bảo thủ Judicial Watch, ủy quyền cho nhóm này thẩm vấn bà Clinton và những người liên quan khác về việc bà có thực hiện những giao dịch của Bộ Ngoại giao trên một máy chủ email riêng hay không.
“Bất kỳ phát hiện nào thêm nên tập trung vào việc liệu bà ấy có sử dụng máy chủ riêng để trốn tránh FOIA [Đạo luật Tự do Thông tin] hay không, cũng như bà ấy có hiểu về các nghĩa vụ quản lý hồ sơ Nhà nước hay không,” thẩm phán Lamberth viết trên Lệnh của ông.
Quyết định này được ông Lambert đưa ra sau khi nhóm giám sát Judicial Watch tiết lộ tại một hội nghị về tình trạng tháng 12/2019 rằng Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã công bố khoảng 30 email mật của bà Clinton và Bộ Ngoại giao đã không thể giải thích rõ chúng đến từ đâu, theo Fox News.
Thẩm Phán Lamberth cho rằng việc lưu trữ hồ sơ “không thể giải thích rõ trạng thái tâm lý của cựu Ngoại trưởng Clinton, khi bà quyết định coi việc thiết lập và sử dụng một máy chủ email riêng để thực hiện công việc của Bộ Ngoại giao là có thể chấp nhận được.”
Ông Lamberth cũng lưu ý rằng bà Clinton, người ra tranh cử tổng thống không thành công vào năm 2008 và 2016, đã trả lời các câu hỏi bằng văn bản trong một trường hợp khác. Nhưng Lamberth cho hay, những câu trả lời của bà Clinton “không rõ ràng, không có gì hữu ích, hay thậm chí qua loa,” trong khi “nó nghiêng nhiều về câu hỏi hơn là câu trả lời”.
Ông Lamberth cho biết bà Clinton vẫn cần trả lời một số câu hỏi liên quan đến vụ lùm xùm email của mình: “Làm thế nào mà bà ấy lại chắc chắn rằng các email qua máy chủ riêng của mình sẽ được bảo quản bởi các quy trình lưu giữ Email thông thường của Bộ Ngoại giao? Ai đã nói với bà ấy điều đó – nếu có – thì khi nào? Bà ấy có biết rằng bang đã đưa ra câu trả lời là ‘không có hồ sơ” tại FOIA [Đạo luật Tự do Thông tin] đối với các email của bà ấy không?
Nếu vậy, bà ấy có nghi ngờ rằng mình có nghĩa vụ phải tiết lộ sự tồn tại của máy chủ riêng của mình cho những công vụ ở Bang xử lý các yêu cầu của FOIA không? Tại sao bà ấy lại cho rằng việc sử dụng một máy chủ tư nhân để tiến hành các giao dịch của Bộ Ngoại giao là được luật pháp cho phép?
Cựu trợ lý của bà Clinton, Cheryl Mills, một cựu chánh văn phòng, giờ đây có thể bị phế truất theo lệnh của Lamberth. Ông cũng chấp thuận trát đòi hầu tòa lên Google đối với bất kỳ email nào mà bà Clinton có thể có trên các máy chủ của mình. Lamberth đặt thời gian biểu 75 ngày để thu thập các lời khai và bằng chứng liên quan đến vụ việc này.
Hôm 2/3, trưởng ban Giám sát tư pháp Tim Fitton đã đăng lại một video trên Twitter từ năm ngoái về trường hợp này: “Tôi muốn biết liệu có thể tìm thấy các email của Clinton”. Fitton đã giải thích rằng các luật sư của Watch Justice có thể phát hiện thêm thông tin về máy chủ email của bà Clinton mặc dù FBI và Quốc hội không thể làm như vậy.
Bà Clinton và trợ lý Mills đã không công khai hồi đáp về phán quyết mới nhất của tòa. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn trên “Fox & Friends”, thẩm phán Andrew Napolitano, chuyên gia phân tích tư pháp cấp cao của Fox News cho biết bà Clinton sẽ phải yêu cầu Bộ trưởng Tư Pháp William Barr nộp đơn kháng cáo bởi vì các luật sư của Bộ Tư pháp (DOJ) sẽ đại diện cho bà trong vụ việc này.
“Đạo luật Tự do Thông tin cho phép bất cứ ai … tìm kiếm bản sao các tài liệu của chính phủ. Judicial Watch đã cố gắng để có được các bản sao của các tài liệu này. Khi họ xem các tài liệu này, một số trong đó đã được bà Clinton biên soạn lại, bạn đã nghe những gì thẩm phán nói: các câu trả lời [của bà Clinton] đều là lừa dối, gây hiểu lầm và tạo ra nhiều câu hỏi hơn trả lời. Do đó, bà [Clinton] có thể bị phế truất theo lệnh của ông [Lamberth]“, ông Napolitano nói.
“Bà ấy không bao giờ bị phế truất về lời tuyên thệ này. Trong một cuộc thẩm vấn bí mật của FBI. Bà ấy bị thẩm vấn, nhưng không tuyên thệ,” ông Napolitano tiếp tục.
Ngoài ra ông Napolitano cũng nhấn mạnh rằng việc lấy lời khai của bà Clinton cũng sẽ được ghi hình lại.
“Bà ấy không thể yêu cầu được đối xử theo Tu chính án V, phải không?”, người dẫn chương trình Fox News Ainsley Earhardt đặt câu hỏi.
“Bà ấy không thể yêu cầu tu chính án V bởi vì bà đã thất bại trong việc bảo vệ bí mật nhà nước. Tuy bà ấy không thể bị truy tố vì điều đó. Nhưng bà ấy có thể bị truy tố nếu nói dối khi tuyên thệ trong lúc lấy lời khai. Bà được các luật sư Bộ Tư pháp đại diện trong lúc lấy lời khai,” ông Napolitano trả lời.
Được biết đây không phải lần đầu tiên bà Hillary Clinton bị điều tra về vụ lùm xùm Email cá nhân. Ngày 2/7/2016, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thẩm vấn bà Clinton suốt hơn 3 tiếng liên quan đến những cáo buộc cho rằng bà đã dùng Email và máy chủ cá nhân để trao đổi việc công. Vì điều này, bà Clinton đã hứng chịu nhiều chỉ trích, trong đó có cáo buộc vi phạm luật liên bang trong lúc làm ngoại trưởng (giai đoạn 2009-2013).
Tổng thống Donald Trump, lúc ấy là đối thủ bên đảng Cộng hòa của bà Clinton cũng từng nhắc tới vấn đề bê bối Email trên. Trên tài khoản Twitter cá nhân lúc đó, ông Trump viết: “Không thể nào có chuyện FBI không khởi động cuộc điều tra hình sự nhằm vào Hillary Clinton. Những gì bà ấy làm là sai trái”.
Thiện Thành (t/h)