Hôm 18/8, Cuba đã công bố các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc sử dụng mạng xã hội bao gồm lệnh cấm các ấn phẩm có thể gây tổn hại đến “uy tín nhà nước”, khiến nhiều người dân và các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế tức giận, theo Reuters.
Nghị định 35, được công bố trên công báo hôm 18/8, sau khi các cuộc biểu tình của người dân chống chính phủ do Cộng sản điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ. Cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp đất nước, chính quyền Cuba cho rằng một phần nguyên nhân là do thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội.
Nghị định chính phủ ban hành cấm “truyền bá tin tức sai sự thật” hoặc thông điệp và nội dung bị coi là xúc phạm hoặc kích động cổ động hoặc các hành vi khác gây rối trật tự công cộng. Nó cũng cung cấp một kênh cho phép người Cuba biết các biện pháp can thiệp tiềm năng.
Nghị định cho biết, những kẻ đã cố gắng tìm cách lật đổ trật tự hiến pháp “sẽ bị coi là những kẻ khủng bố mạng. Nhưng nó không cho biết hình phạt sẽ là gì nếu vi phạm.
Chủ tịch Miguel Diaz-Canel cho biết: “Nghị định 35 của chúng tôi chống lại thông tin sai lệch và dối trá trên mạng, người đã đổ lỗi cho các cuộc biểu tình ngày 11/7 là một chiến dịch trực tuyến của những kẻ phản cách mạng được Hoa Kỳ hậu thuẫn.”
Các nhà phân tích Cuba so sánh biện pháp này với chủ nghĩa toàn trị trong tác phẩm nổi tiếng “1984” của George Orwell, nói rằng họ sợ những định nghĩa mơ hồ về những điều cấu thành vi phạm sẽ cho phép chính phủ thi hành độc đoán.
Kể từ khi Internet di động ra đời chỉ hơn hai năm trước, các nền tảng như Facebook và WhatsApp đã cho phép người dân Cuba chia sẻ sức mạnh của họ và thậm chí vận động ở một quốc gia nơi không gian công cộng được kiểm soát chặt chẽ.
Erika Guevara-Rosas, Giám đốc khu vực châu Mỹ của Tổ chức Ân xá, cho biết: “Cuba đang chính thức hóa việc đàn áp kỹ thuật số,” lưu ý rằng Cuba đã độc quyền truy cập internet, [không gian mạng] đã bị hạn chế trong và sau cuộc biểu tình ngày 11/7.
“Nicaragua đã thông qua luật tội phạm mạng tương tự vào năm ngoái và đã sử dụng nó để ngăn chặn phe đối lập,” bà nói.
Nghị định mới của Cuba ra lệnh rõ ràng cho cơ quan nhà nước độc quyền ngành viễn thông, đình chỉ các dịch vụ đối với những người dùng có hành vi vi phạm, phối hợp với các cơ quan hữu quan.
Chúng tôi thậm chí còn không được nói chuyện.
Các quan chức Cuba từ lâu đã lập luận rằng đối thoại được cho phép nhưng chỉ “trong khuôn khổ cách mạng”, nhằm thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Hoa Kỳ, quốc gia từ lâu đã công khai tìm cách buộc thay đổi nền chính trị Cuba.
Tháng trước, chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ đang làm việc với các tập đoàn tư nhân và Quốc hội để tạo điều kiện cho người dân Cuba dễ dàng tiếp cận Internet hơn.
Một số người Mỹ gốc Cuba đã sử dụng mạng xã hội để khuyến khích người dân Cuba trên đảo nổi dậy chống lại chính phủ, một số ít thậm chí còn thúc giục thực hiện các hành vi phá hoại.
Nhưng nhiều thanh niên Cuba cho biết đó không phải là cái cớ để cấm họ nói lên tiếng nói của mình và đã lên mạng xã hội để chỉ trích Nghị định mới, được ban hành một tháng sau các cuộc biểu tình với tiếng nói đòi tự do trở nên vang dội.
“Bây giờ chúng tôi thậm chí còn không thể nói chuyện,” một bác sĩ giấu tên, người đã tham gia vào một video tố cáo điều kiện làm việc tồi tệ trong cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Cuba cho biết.
Hôm 17/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Cuba không nên trừng phạt những người dám nói lên sự thật trong khi đại sứ Anh tại Havana, Antony Stokes, viết trên Twitter rằng cuộc đàn áp gần đây đối với những người biểu tình và kiểm duyệt được thể hiện trong Nghị định 35 sẽ “bịt miệng những tiếng nói hợp pháp”.
Nhà phân tích pháp lý người Cuba – Eloy Viera có trụ sở làm việc tại Canada cho biết Nghị định 35 vạch ra các quy định thay vì cập nhật bộ luật hình sự, do đó sẽ không dẫn đến việc bỏ tù đối với những người bị phát hiện vi phạm.
Nhưng đó là một biện pháp chính trị nghiêm khắc và rõ ràng là nhắm vào việc kiểm soát ngôn luận trực tuyến gắt gao hơn so với nghị định trước đó, nghị định năm 2019 cấm “truyền bá thông tin trái với lợi ích chung, đạo đức, sự công chính và nghiêm minh”, ông nói.
Viera cho biết những người chỉ trích chính phủ đã phải đối mặt với mức tiền phạt theo sắc lệnh đó. Nhưng cuối cùng nó đã không có hiệu lực và nhiều khả năng Nghị định 35 cũng vậy.
Viera cho biết “Họ sẽ không thể áp dụng nó lên tất cả sự bất mãn của người dân Cuba, những người đã tìm thấy trên mạng xã hội một không gian vốn dĩ đã không tồn tại ở những nơi công cộng của đất nước.”
Thiện Thành (Theo Reuters)