Cuộc đàn áp Pháp Luân Công gây ra bởi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kéo dài 22 năm (từ năm 1999 đến 2021), nó không những không dừng lại mà còn đang gia tăng. Vô số những án oan sai, vô số quan chức biết sai vẫn làm, ngang nhiên hành ác không hề kiêng nể. Khi tội ác chất chồng thì cũng là lúc quả báo ấp đến như núi lở.
Thẩm phán Trung Quốc: Tôi thừa nhận rằng họ đều là những người tốt
Tháng 9/2020, 13 học viên Pháp Luân Công bị xét xử phi pháp tại tòa án huyện Loan Bình, Hà Bắc. Bảo Chấn Hiền, công tố viên của Viện kiểm sát, nói với luật sư bào chữa rằng: “Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công, và tôi phải công nhận rằng tất cả họ đều là những người tốt. Khi phiên tòa bắt đầu, ông có thể nói ra những gì ông muốn nói trên tòa.”
Trước tòa, chủ tọa phiên tòa Triệu Á Quân còn nói với luật sư: “Tôi biết rằng những người luyện Pháp Luân Công này đều là những người lương thiện, gần đây bất kể ngày đêm đều có các cuộc gọi từ hải ngoại gọi đến (để giảng sự thật).”
Trước khi xét xử, các thẩm phán hội thẩm đã cố gắng ép buộc luật sư gây áp lực cho đương sự (học viên Pháp Luân Công) và gia đình của họ, thuyết phục họ từ bỏ tín ngưỡng và nhận tội, nếu không sẽ bị kết án nặng, đồng thời lấy tiền đồ sự nghiệp ra để đe dọa đương sự và người nhà của họ. Bởi vì thẩm phán không thể cung cấp bằng chứng phạm tội trước tòa, biết rõ rằng các học viên Pháp Luân Công vô tội, nên buộc phải tạo ra án oan.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minh Huệ Net, năm 2020, ĐCSTQ thao túng công an, kiểm sát, tư pháp kết án phi pháp đối với 615 học viên Pháp Luân Công tại 149 thành phố thuộc 27 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. Bao gồm 114 học viên Pháp Luân Công trên 65 tuổi, trong đó 11 người trên 80 tuổi và người già nhất là 82 tuổi.
Đồng thời vơ vét khoảng 2.788.234 NDT (gần 10 tỷ đồng) tiền mặt từ các học viên. Ngoài ra tòa án còn bắt họ phải nộp phạt phi pháp ít nhất 2.565.000 NDT (hơn 9 tỷ đồng). Cảnh sát và viện kiểm sát cũng lục soát bất hợp pháp nhà và cướp đi 223.234 NDT (hơn 792 triệu đồng) tiền mặt của họ.
Các học viên Pháp Luân Công bị kết án bất hợp pháp rất nhiều đều là những nhân sĩ tinh anh trong xã hội: Công nhân gương mẫu, tỷ phú, phó giáo sư đại học, tiến sĩ, giáo sư ưu tú, nhân viên công chức, cảnh sát, phóng viên của Nhật báo Pháp luật, nhân viên ưu tú của cục thuế, kỹ sư, kỹ sư công nghệ thông tin, kế toán, dịch giả, giám đốc, ông chủ, trưởng khoa bệnh viện, phó thị trưởng thị trấn v.v.
Quả báo ập đến như núi lở
Người xưa nói: “Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư”
Ngụy Chí Vân – Trưởng ban An ninh Quốc gia thuộc cục Công an quận Bảo Sơn, Thượng Hải, từng quát tháo: “Tôi không tin vào nhân quả. ĐCSTQ cho tôi tiền thì tôi sẽ vì nó mà làm việc. Con người đằng nào cũng phải chết mà. Chẳng sao cả.”
Ông ta cũng phỉ báng người sáng lập Pháp Luân Công, cho rằng bản thân còn trẻ nên đã phát ra những lời nói ngông cuồng: “Xem ai sống lâu hơn ai.”
Kết quả là hơn 20 ngày sau, ông ta đột nhiên ngã xuống đất bất tỉnh, đồng tử giãn ra, đại tiểu tiện không tự chủ được, hai mắt mở to rồi chết bất đắc kỳ tử. Cái chết vô cùng thê thảm, ngũ quan biến dạng và sưng lên, thậm chí xác chết cũng biến dạng và phình to ra. Ác báo đến quá nhanh khiến Ngụy Chí Vân khi ấy mới 42 tuổi đã đột ngột qua đời.
Rất nhiều thẩm phán của ĐCSTQ khi bức hại người vô tội đều không nương tay, không nghĩ rằng sẽ có một ngày báo ứng ập đến.
Ngày 10/7/2020, Tống Thế Húc – điều tra viên hạng hai của Tòa án Trung cấp thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam bị điều tra, truy xét vì nghi ngờ liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật và phạm pháp nghiêm trọng. Cùng ngày, Lương Đông Hoa – Phó thẩm phán quận, trưởng phòng xét xử hình sự cấp 1, kiêm thẩm phán cấp cao hạng 3 của tòa án cũng bị điều tra, truy xét vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, pháp luật.
Trong nhiệm kỳ của mình, cả hai đã tích cực thực hiện chính sách đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Họ đã vi phạm luật pháp, hiến pháp và kết án oan các học viên Pháp Luân Công. Các học viên: Thẩm Nguyệt Hồng, Vương Hải Tùng, Thường Thanh, Bạch Hồng Mẫn và Khuất Xuân Vinh đã bị kết án từ 3 đến 5 năm tù, tòa án không cho phép các thành viên trong gia đình họ dự thính mà âm thầm xét xử trong “bóng tối”. Giờ đây họ đều đã gặp phải ác báo.
Hứa Xương cũng là khu vực đàn áp Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất, do vậy hàng loạt những đảng viên tham gia vào cuộc bức hại đều không tránh khỏi quả báo như: Cựu Giám đốc cục công an thành phố Hứa Xương – Địch Hóa Phu chết vì bệnh ung thư; Cựu Phó Giám đốc cục Công an thành phố Hứa Xương – Lý Dần Thu bị khai trừ khỏi đảng và khỏi chức vụ hành chính;
Cựu Bí thư Ủy ban Pháp luật thành phố Hứa Xương – Triệu Chấn Hoành bị cách chức điều tra; Cựu Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Hứa Xương -Triệu Quốc Lượng “ngã ngựa” và bị điều tra; Cựu Phó chủ tịch tòa án – Chu Kiến Anh, thẩm phán Vương Tân Diệu, cựu Phó giám đốc Sở Công an thành phố Hứa Xương – Bành Kiệt cũng bị cách chức điều tra; Cựu giám đốc Phòng 610 quận Tương Thành – Tạ Hữu Thương đột ngột qua đời.
Bắc Kinh được mệnh danh là nơi an ninh đảm bảo bậc nhất, cũng chính là thủ phủ của ĐCSTQ. Trong suốt 21 năm ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, Bắc Kinh đã có khoảng 527 người tham gia cuộc bức hại và chịu ác báo. Trong đó, các nhân viên công an, kiểm sát, tư pháp là chịu báo ứng nhiều nhất. Tổng cộng có 163 người chiếm 31% tổng số người bị quả báo, 13 người trong số họ có 20 người trong gia đình cũng bị vạ lây theo, theo một báo cáo từ Minh Huệ Net.
Dưới ánh đèn nê-ông nhấp nháy ở đô thị quốc tế Thượng Hải cũng có biết bao nhiêu dây chuyền công nghiệp tội phạm đang vận hành qua lại. Mấy năm trước, phương tiện truyền thông nước ngoài đã công bố lời khai và bằng chứng của Lục Thụ Hằng về việc các nhân viên của ĐCSTQ tại Thượng Hải tham gia vào mỗ cướp và mua bán nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.
Trong 22 năm ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tới nay , ở Thượng Hải ít nhất đã có 75 người bị báo ứng và 23 người tử vong. Trong đó số nhân sự của Viện Kiểm sát và Tư pháp được báo cáo là 38 người, chiếm hơn một nửa những người gặp ác báo.
Đối mặt với dịch bệnh, đâu là biện pháp tránh nạn?
Trong sách cổ ghi lại rằng, dịch bệnh là phương thức mà các vị Thần ở thượng giới dùng để quét sạch những kẻ hành ác và những thứ bại hoại ở nhân gian. Kinh Thánh cũng nói rằng, bệnh dịch là hình phạt cho “sự phản bội của con người đối với Thần linh.”
Lịch sử nhân loại cũng ghi lại nhiều ví dụ nhu: Vào những năm cuối triều đại nhà Minh và nhà Thanh, hoàng đế bù nhìn vô dụng, quan lại hủ bại, người lương thiện và trung thực bị ức hiếp khiến Thần nổi giận giáng dịch bệnh xuống, mở ra cục diện thay triều đổi đại.
Tương tụ, sau khi Pontius Pilatus kết án sai Chúa Jesus khiến Nero (Hoàng đế thứ 5 và cũng là cuối cùng của triều đại Julius – Claudius) đàn áp toàn bộ tín đồ Cơ Đốc giáo. Cuộc bức hại kéo dài 300 năm, sau đó 4 đợt bệnh dịch lớn đã từ trên trời giáng xuống, cướp đi sinh mạng của 60 triệu dân La Mã, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của đế chế hùng mạnh này.
ĐCSTQ rao giảng thuyết vô thần, quảng bá “giả, ác, đấu” và tạo ra nhiều cuộc vận động chính trị khác nhau khiến 80 triệu người dân vô tội phải chết dưới chế độ chuyên chế. Năm 1999, ĐCSTQ và Giang Trạch Dân cấu kết với nhau phát động cuộc đàn áp chống lại “Chân, Thiện, Nhẫn”. Cho đến nay cuộc đàn áp vẫn chưa dừng lại, khiến thế nhân phải đối mặt với nguy hiểm trước sự trừng phạt của Thần.
Người ta thường nói “ôn dịch có mắt”. Nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi viêm phổi Vũ Hán đều là khu vực tiên phong trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Vào năm 1999, Thành phố Vũ Hán đã quay một bộ phim phóng sự để vu khống cho Pháp Luân Công, sau này nó được ĐCSTQ sử dụng làm cơ sở đưa ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công.
Các khu vực bùng phát dịch bệnh lặp đi lặp lại vào năm 2020 là Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ, Đại Liên, Tứ Xuyên, Tân Cương cùng các tỉnh và thành phố khác đều là những khu vực bức hại Pháp Luân Công nặng nề nhất. Các khu vực bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng gần đây là huyện Cảo Thành, tỉnh Hà Bắc, các cơ quan công an, kiểm sát và tư pháp ở đây đã tích cực tham gia vào “hoạt động thanh trừng” bức hại các học viên Pháp Luân Công địa phương.
Viện Thiên Cung là khu vực có nguy cơ dịch bệnh ở Bắc Kinh, địa khu này là nơi tập trung các hang ổ tà ác khét tiếng bức hại học viên Pháp Luân Công, bao gồm trại lao động nữ Bắc Kinh, trại lao động Đoàn Hà cũ, trại lao động cưỡng bức Tân An và nhà tù nữ Bắc Kinh.
Thượng Hải, quê hương của Giang Trạch Dân – kẻ đầu sỏ của cuộc đàn áp, và là nơi có các bệnh viện lớn liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng sống cũng không nằm ngoài khu vực có tình hình dịch bệnh căng thẳng.
Còn các khu vực ở nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, các chính trị gia và người nổi tiếng bị nhiễm bệnh hầu hết đều là các quốc gia và khu vực bị ĐCSTQ thâm nhập hoặc những người thân với nó.
Ôn dịch giáng xuống, đâu là lối thoát? Phân biệt rõ thiện ác, minh bạch sự thật, sống theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, giữ vững niềm tin vào Thần chính là con đường để thoát khỏi đại dịch.
Tác giả: Tùng Bách
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tinh Hoa.
Tử Vi