Đài Loan gần đây đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 56 năm. Mực nước của Hồ Nhật Nguyệt – hồ tự nhiên lớn nhất Đài Loan giảm mạnh, lộ ra diện tích đáy hồ khô cạn bên dưới. Chuyên gia dân gian cho rằng là do “bức tượng con cóc 9 tầng” đặt dưới Hồ Nhật Nguyệt gây nên.
Trong đợt hạn hán nghiêm trọng lần này, theo thông báo của Công ty cấp nước Đài Loan: 11 trong số 18 quận ở Đài Loan hiện đang trong tình trạng báo động vàng, cho thấy có sự cố cắt nước hoặc sụt áp trong khu vực.
Ngày 8/3/2021, trong một bài đăng trên Facebook, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết: Đây là thời điểm điều kiện nước khắc nghiệt nhất trong 56 năm qua. Gần đây bà đã đi thăm nhiều chùa miếu, đền thờ và luôn thành tâm cầu nguyện cho “Mưa thuận gió hoà.”
Giới chức nhiều nơi ở Đài Loan cũng tổ chức lễ cầu mưa, kêu gọi người dân cùng nhau ăn chay, khẩn cầu nắng hạn gặp mưa rào, để giải quyết tình hình khô hạn.
Các chuyên gia dân gian từng chỉ ra rằng Hồ Nhật Nguyệt là một phần then chốt trong long mạch, ảnh hưởng đến vận mệnh tổng thể của Đài Loan. Nhưng đến năm 1999, “bức tượng con cóc 9 tầng” mang vận rủi được đặt ở Hồ Nhật Nguyệt khiến long mạch bị phá hủy. Sau đó, Đài Loan liên tiếp xảy ra động đất và hạn hán.
Hồ Nhật Nguyệt nằm ở huyện Nam Đầu, ở vị trí địa lý trung tâm của Đài Loan, có cảnh đẹp nổi tiếng gần xa. Theo báo cáo tóm tắt mực nước của văn phòng điều hành Công ty Điện lực Đài Loan: Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, Hồ Nhật Nguyệt chỉ có 3 năm nước cạn không chạm đến mức ranh giới.
Tuy nhiên, kể từ năm 2000, tình trạng hạn hán ở Hồ Nhật Nguyệt ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây chấn động. Mỗi khi có hạn hán, mực nước của Hồ Nhật Nguyệt giảm xuống thì “bức tượng con cóc 9 tầng” dưới hồ sẽ lộ ra trở thành “cóc mắc cạn” thu hút sự chú ý của du khách.
“Bức tượng con cóc 9 tầng” được đặt dưới Hồ Nhật Nguyệt vào năm 1999. Trùng hợp thay, ngay khi 9 con cóc này vừa được đưa vào hồ thì động đất và hạn hán liên tục kéo đến. Ngày 21/9/1999, một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter xảy ra ở Nam Đầu khiến hàng nghìn người thiệt mạng, đồng thời gián tiếp dẫn đến những thảm họa với quy mô lớn khiến đỉnh của hai ngọn núi bị xói mòn.
Đảo Lalu ở trung tâm Hồ Nhật Nguyệt là nơi an nghỉ của những linh hồn tối cao trong truyền thuyết thổ dân Thiệu tại Đài Loan. Trận động đất lớn ngày 21/9/1999 khiến nhiều tòa nhà trên đảo bị hư hại, tượng Nguyệt lão bị đánh ngã nên buộc phải chuyển đến Cung Long Phượng, một phần hòn đảo cũng bị nhấn chìm.
Sau đó, Văn phòng Quản lý Khu thắng cảnh Hồ Nhật Nguyệt đã chuyển “Bức tượng con cóc 9 tầng” từ bên cạnh đường dành cho người đi bộ vào trong hồ để trở thành “con cóc nước”, nhưng khu vực này vẫn hứng chịu động đất không ngừng.
Ngày 27/3/2013, một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter xảy ra ở thị trấn Nhân Ái, huyện Nam Đầu. Lần này vị trí của tâm chấn khiến các chuyên gia cảm thấy khó tin, vì đây là “vùng trống động đất của Hồ Nhật Nguyệt” nên hầu như không có trận động đất nào từ 6 độ Richter trở lên trước đây. Nhưng kể từ khi 9 con cóc được đặt ở Hồ Nhật Nguyệt, các trận động đất mạnh 6 độ Richter và hạn hán đã trở thành chuyện thường ngày.
Điều đáng nói là năm “Bức tượng con cóc 9 tầng” được đặt ở Hồ Nhật Nguyệt (1999) lại vừa trùng với năm Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với môn tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều người đồn rằng Giang Trạch Dân là cóc tinh chuyển sinh, hãm hại người tu Phật nên khiến Thần linh nổi giận.
Các chuyên gia dân gian Đài Loan đã chỉ ra rằng: Mầm họa của Đài Loan nằm ở chỗ “Bức tượng con cóc 9 tầng”, tự dưng chiêu mời 9 con cóc xúi quẩy đến. Lũ cóc này trấn áp bên trên long mạch của Đài Loan. Vì nó quấy phá nên xuất hiện vận rủi không ngừng.
Vạn vật đều có linh, phong thủy long mạch cũng không phải là lời nói vô căn cứ. Lâm Chính Nghĩa – bậc thầy Phong thủy của Đài Loan đã đề cập trong một chương trình “Taiwan to Money” vào 6 năm trước rằng: Hướng đi long mạch của Đài Loan kéo dài từ nam lên bắc, lấy Can Long làm sơn mạch trung ương và sơn mạch Núi Tuyết; lấy sơn mạch núi A Lí và sơn mạch Hải Ngạn làm sơn mạch tả hữu hộ pháp. Chỉ cần Can Long không bị phá hư thì vận mệnh của Đài Loan sẽ liên tục hưng thịnh.
Hồ Nhật Nguyệt nằm ở trung tâm, là nơi long mạch nghỉ ngơi dưỡng sức nuôi long thủy, trước kia nơi này được gọi là Long Đàm. Mực nước trong hồ cao thì linh khí của rồng sẽ mạnh. Đảo Lalu ở hồ Nhật Nguyệt giống như nơi tiếp ứng năng lượng vũ trụ, địa hình đồi núi xung quanh cũng đối ứng với kỳ trân dị thú, cửu Long tụ tập về đây, nghỉ ngơi lấy lại sức sau lại xuất phát.
Trên thực tế, các thầy Phong Thủy luôn coi trọng long mạch của Hồ Nhật Nguyệt, cổng vào thị trấn Phố Lý được gọi là “Cửu long khẩu”. Nếu nơi đây xảy ra vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Đài Loan.
Các giới chức Đài Loan đã thử nhiều cách để cải thiện tình hình nhưng họ lại không chú ý rằng “bức tượng con cóc 9 tầng” vẫn còn đặt trên long mạch của Đài Loan, có lẽ người Đài Loan cần suy nghĩ về việc loại bỏ mầm họa này.
Tử Vi