Ý nghĩa các biểu tượng trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”

“Cô bé quàng khăn đỏ” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới. Thế nhưng, mấy ai nhận ra ý nghĩa các biểu tượng ẩn giấu sau câu chuyện cổ tích nổi tiếng này mang ý nghĩa gì?

chuyện cổ tích cô bé quàng khăn đỏ
“Cô bé quàng khăn đỏ” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất trên thế giới.

“Cô bé quàng khăn đỏ” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất trên thế giới. Nó kể về cuộc chiến không bao giờ kết thúc giữa thiện và ác. Nó cũng là câu chuyện của sự tham lam và niềm hy vọng, trách nhiệm và cơ hội thứ hai.

Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” được cho rằng bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10 tại Pháp, và được những người nông dân truyền miệng.

Hiện nay câu chuyện này đã có rất nhiều biến thể khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất câu chuyện kể bởi Anh em nhà Grimm.

Truyện kể rằng có một cô bé quàng khăn đỏ, đi vào rừng để đưa thức ăn cho người bà đang bị bệnh. Một con sói theo dõi cô bé và lập kế hoạch để ăn thịt cô. Con sói hỏi cô bé đang đi đâu và cô đã ngây thơ trả lời, sau đó con sói bảo cô bé đi hái hoa. Trong lúc đó, sói đến nhà ăn thịt người bà và đóng giả thành bà của cô bé quàng khăn đỏ. Khi cô bé đến, cô cũng bị sói ăn thịt luôn. Một bác thợ săn đã tới mổ bụng sói, cứu được cả cô bé và bà của cô. Đá được bỏ vào bụng sói và làm sói chết.

Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tiến về phía rừng sâu, để tìm hiểu lịch sử của câu chuyện cổ tích xưa cũ này. Nó sẽ giúp chúng ta thấy được những ý nghĩa ẩn giấu sau các biểu tượng trong câu chuyện, mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ hơn.

Chó sói giả làm bà của cô bé quàng khăn đỏ.
Sói đến nhà ăn thịt người bà và đóng giả thành bà của cô bé quàng khăn đỏ.

Chiếc khăn quàng đỏ

Cô bé đã che đi mái tóc của mình với chiếc khăn màu đỏ trên đầu. Nhưng như chúng ta đã biết, tóc là thứ vô cùng quan trọng đối với phụ nữ và nền văn hóa trên toàn thế giới.

Khi cô bé đến tuổi trưởng thành, mái tóc của cô sẽ trở thành thứ cuốn hút nam giới một cách mạnh mẽ.

Ở thời điểm cô bé nhận được chiếc mũ trùm đầu từ bà ngoại của mình, đó là lúc mà sự chuyển tiếp cuộc sống được truyền từ thế hệ cũ sang thế hệ mới. Trong đó, màu đỏ chính là thứ màu sắc tượng trưng cho cuộc sống và máu.

Mặc dù chiếc khăn quàng màu đỏ là sáng tác của Chales Perrault, nhà văn Pháp thế kỷ 17 biến câu chuyện dân gian truyền miệng này thành một câu chuyện văn chương vào năm 1697, nhưng những người phụ nữ đoan chính của thế kỷ 17 sẽ không bao giờ trùm khăn màu đỏ, vì với họ màu đỏ chính là màu của tội lỗi. Thay vào đó, chỉ có những người phụ nữ mang tiếng xấu mới sử dụng chiếc khăn màu đỏ.

Từ trước thế kỷ 17, “Cô bé quàng khăn đỏ” cũng được biết đến rộng rãi với nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng chiếc khăn quàng không có màu sắc đặc biệt, chỉ có một số phiên bản kể rằng chiếc khăn có màu vàng kim. Đây là điều hiển nhiên bởi màu vàng kim đại điện cho sự trưởng thành và trách nhiệm.

Khu rừng nơi cô bé quàng khăn đỏ đi qua

Cô bé quàng khăn đỏ đi qua rừng
Cô bé quàng khăn đó đang đi bộ qua cánh rừng để gặp bà.

Trong nhiều câu chuyện cổ tích nhân vật chính phải đi trong rừng. Có vẻ như cây cối là nguồn cảm hứng vô tận trong văn hóa dân gian. Có rất nhiều suy đoán xoay quanh vấn đề: Tại sao rừng lại quan trọng đến thế?

Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này dựa vào một điều hiển nhiên rằng: Hầu hết những người thời Trung Cổ hoặc trước thời Trung Cổ đều sống gần các khu rừng. Sự tồn tại của con người liên quan chặt chẽ với gỗ, nhưng rừng cây cũng đại diện cho sự bí ẩn, đầy nguy hiểm.

Trong ngành phân tâm học, rừng tượng trưng cho sự không có ý thức. Tại sao? Bởi rừng là một nơi rất màu mỡ, nhưng nó cũng rất hoang dã, hoang vu và con người không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong đó.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều anh hùng và nữ anh hùng nổi tiếng (Cô bé quàng khăn đỏ, công chúa Bạch Tuyết, hai anh em Hansel và Gretel) phải bị lạc trong rừng, để sau khi quay lại họ trở thành người có trách nhiệm hơn.

Có thể thấy vai trò chuyển đổi của rừng là điều hiển nhiên.

Cái chết và sự tái sinh

Một phần cực kỳ quan trọng trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” đó là đoạn kết thúc của nó. Khi này, bác thợ săn mổ dạ dày của con sói và cứu lấy cô bé cùng bà nội của mình.

Điều này có thể được giải thích như một câu chuyện ngụ ngôn về sự sống lại trong Cơ Đốc giáo. Cả cô bé và người bà đều chết nhưng cuối cùng họ được một lực lượng siêu nhiên cứu rỗi, thông qua hình ảnh của người thợ săn.

Nhưng một lần nữa, chúng ta không được quên đi huyền thoại cũ. Trước khi có sự xuất hiện của Cơ Đốc giáo, thần thoại về vị thần Chronos đã được lan truyền rộng rãi. Trong câu chuyện này, một kiểu ‘tái sinh’ tương tự cũng đã từng xảy ra. Theo thần thoại Hy Lạp, sợ bị truất ngôi như lời truyền phán của nữ thần Gaia, Chronos đã nuốt 5 người con của mình vào bụng, nhưng đến người con thứ 6 là thần Zeus ông đã bị lừa nuốt một tảng đá, để rồi cuối cùng Zeus cứu được các anh chị em ra ngoài. Sau đó họ hiệp lực đánh bại Chronos và giam ông dưới vực thẳm Tartarus (địa ngục).

Nhưng nhiều người khác cho rằng cô bé quàng khăn đỏ là biểu tượng của Mặt Trời bị bóng đêm đáng sợ (tức con sói) che khuất. Khi cô bé được cứu ra, đó là hình ảnh của buổi bình minh. Đó là ý kiến dựa theo con sói Skoll (hay Fenrir) kẻ sẽ nuốt mất Mặt Trời vào Ragnarök.

Ý nghĩa các biểu tượng trong Cô bé quàng khăn đỏ
Người thợ săn đã cứu được cô bé và bà của cô từ trong tay chó sói.

Sự sống và cái chết luôn được kết nối mạnh mẽ

Tôn giáo, thần thoại và phân tâm học có thể đồng ý rằng: Người phụ nữ mang thai có một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại. Cô ấy mang lại cuộc sống mới cho thế giới này, nhưng cô ấy cũng có nguy cơ tử vong cao khi đứa bé chào đời. Do vậy, người nữ mang thai vẫn là một điều kiêng kỵ trong nhiều xã hội.

Cho dù hiểu hành động mổ bụng chó sói mang ý nghĩa tái sinh, bình minh hoặc sinh nở, thì chúng ta cũng đều đồng ý rằng đây là một thời điểm rất quan trọng. Có lẽ vì nó quá quan trọng nên rất cần nhận được sự hỗ trợ của một ai đó. Trong một số nền văn hóa, người phụ nữ mang thai cũng được coi là một điều linh thiêng, và bụng của cô ấy không nên bị bất cứ ai động chạm vào.

Ý nghĩa hình ảnh chó sói

Rất nhiều câu chuyện cổ tích sử dụng hình ảnh của mụ phù thủy hoặc những con yêu tinh để đại diện cho thế lực tà ác. Vậy tại sao một con sói lại xuất hiện trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”?

Nếu xét theo bối cảnh câu chuyện được viết ra vào thế kỷ 17, thì có lẽ lý do là vào thời đó chó sói chính là nỗi sợ hãi của nhiều người.

Có ít nhất hai mối nguy hiểm ẩn chứa trong một con sói: ma sói (kẻ săn mồi trong rừng) và một con người tham lam (kẻ săn mồi trong xã hội).

“Cô bé quàng khăn đỏ” được xem là câu chuyện giàu tính biểu tượng nhất trong tất cả các câu chuyện cổ tích cổ điển. Đây là một trong những lý do chính khiến nó trở nên vô cùng phổ biến.

Hành trình của chúng ta cùng với “Cô bé quàng khăn đỏ” có lãng phí thời gian không?

Chắc chắn không. Với mỗi câu chuyện cổ tích được khám phá, chúng ta luôn được biết thêm một điều mới mẻ về thế giới, về lịch sử nhân loại và về chính bản thân chúng ta.

Tú Văn, theo OC

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x