Cảnh đẹp say đắm lòng người cùng câu chuyện về cảnh giới tu luyện thù thắng của 4 nàng công chúa Phong Hoa Tuyết Nguyệt khiến cho ai khi đến nơi đây cũng mê đắm, lưu luyến không muốn trở về. Hãy một lần tìm về mảnh đất cổ hoàn mỹ này.
Nhắc đến Đại Lý, người ta thường sẽ liên tưởng đến bốn cảnh đẹp lớn nổi tiếng nơi đây: “Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt”, tức là bốn phong cảnh “Hạ Quan Phong”, “Thượng Quan Hoa”, “Thương Sơn Tuyết”, “Nhĩ Hải Nguyệt”. Và những người đã từng đến qua đây đều sẽ cảm nhận được nơi đây đắm chìm trong bầu không khí của tu luyện Phật Pháp. Ví như ba tòa tháp của Sùng Thánh Tự đã để lại bằng chứng kính Phật lễ Phật của con người nơi đây.
Cảnh đẹp của nhân gian hòa quyện với việc tu tập Phật Pháp đã khiến cho Đại Lý đạt đến thánh cảnh hoàn mỹ, khó trách rất nhiều người đến nơi đây đều say đắm, lưu luyến không muốn trở về …
Hôm nay chúng ta hãy nói về câu chuyện cảm động lòng người liên quan đến bốn 4 chị em Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt cùng nhau tu luyện Phật Pháp. Để chúng ta vừa tận hưởng cảnh đẹp của nhân gian lại vừa chia sẻ một chút về cảnh giới thần thánh mà những người tu luyện Phật Pháp lĩnh ngộ và đạt đến được.
Bởi vì bốn cô gái này lần lượt đến từ Thượng Quan, Hạ Quan, Thương Sơn, Nhĩ Hải. Vậy nên, lấy cái tên “Hạ Quan Phong”, “Thượng Quan Hoa”, “Thương Sơn Tuyết”, “Nhĩ Hải Nguyệt” để xưng hô họ vậy!
Sử sách ghi lại rằng: Năm 937, Đoàn Tư Bình – Tiết độ sứ của vùng Thông Hải với lời hứa giảm nhẹ thuế má, lao dịch cho người dân đã liên kết với 37 bộ của vùng Điền Đông, tiêu diệt “Đại Nghĩa Ninh Quốc” của Dương Tử Trinh, chiếm lĩnh vùng Đại Lý, lập nên chính quyền mới xưng hiệu là “Đại Lý Quốc”. Từ đây, “Đại Lý” là quốc danh xuất hiện trong sử sách.
Câu chuyện này chính là xảy ra không lâu sau khi Đoàn Tư Bình lập quốc.
Mấy nhân vật chính trong đây, thật ra đều là con gái của danh gia vọng tộc của từng vùng. Gia đình có thể nói là có quyền có thế, trong nhà có vô số kẻ hầu người hạ, ở vùng đó, họ đều thuộc vào hàng “công chúa”.
Tuy mấy cô công chúa này gia cảnh rất tốt, nhưng mỗi người đều thích thanh tĩnh. “Hạ Quan Phong” và “Thương Sơn Tuyết” võ công rất cao; còn “Thượng Quan Hoa” và “Nhĩ Hải Nguyệt” rất là ham thích đọc sách. Thời bấy giờ Phật Pháp đã bắt đầu hưng thịnh, cuộc sống thanh bình trong tiếng tiếng chuông buổi sáng và tiếng gõ mõ lúc hoàng hôn.
Giấc mơ kỳ lạ
Một năm nọ, cả 4 nàng ngay trong đêm giao thừa đều có một giấc mơ kỳ lạ, mơ thấy thành tường phía nam của Đại Lý có một tảng đá, bên trên có chữ rõ ràng. Hơn nữa mấy chữ “Đại Lý”, “Đại Lễ”, ” Đại Phật lý” luân phiên xuất hiện nhiều lần. Bốn chị em Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt này, bởi họ đã cùng kết bạn, vui chơi với nhau từ nhỏ đến lớn, năm 15 tuổi quỳ xuống đối mặt với núi Thương Sơn kết nghĩa chị em. “Hạ Quan Phong” có thể được coi là lớn tuổi nhất trong số đó, nên được coi là chị cả; ba người còn lại vừa khéo theo thứ tự lần lượt là “Thượng Quan Hoa”, “Thương Sơn Tuyết”, “Nhĩ Hải Nguyệt”.
Khi họ đều có giấc mộng gần giống nhau này, nên đã hẹn gặp nhau, và khẳng định đây là một loại “điềm lành”. Thế là, 4 nàng cùng nhau tìm đến thành tường phía nam của Đại Lý. Tìm cả nửa ngày trời, cuối cùng tìm được một tảng đá xấu xí, thật sự là xấu xí vô cùng.
Trong đồi núi gần đó căn bản không có loại đá này, hơn nữa giống như vừa mới được “người hiếu sự” chuyển từ nơi khác đến. Mấy người họ đi lên trước xem thử, bên trên có một chữ “Phật” mờ mờ. Hơn nữa nét bút của chữ “Phật” này giống như kéo dài dựa sát đến một bên của mặt đất. Ngay lúc họ đang buồn bã, chữ “Phật” này tự nhiên hiện rõ, nét bút lan rộng ra chạm đến một bên của mặt đất.
Nhìn thấy cảnh này, Nhĩ Hải Nguyệt nhanh trí nói: “Hai chị này, hai chị là người học võ, sức mạnh hơn người, hai chị hãy lật tảng đá này lên xem xem có điều ảo diệu gì không?”.
Hạ Quan Phong và Thương Sơn Tuyết nghe thấy có đạo lý, thế là liền dốc hết sức lực, hơn nữa còn có sự giúp sức của Thượng Quan Hoa và Nhĩ Hải Nguyệt, cuối cùng đã lật được tảng đá này sang một bên. Chỉ thấy trên mặt này viết một chữ “Pháp” thật to. Còn có mấy chữ nhỏ thì nhìn không được rõ. Chữ “Pháp” này cũng giống như chữ “Phật”, nét bút kéo dài đến tận bên kia. Họ cảm thấy rất kỳ lạ. Thượng Quan Hoa nói: “Chi bằng chúng ta hãy đào phần đất ở bên dưới tảng đá này lên, xem xem có thể tìm được thư tịch tu tập Phật Pháp hay không?”. Nhưng họ đã đào rất lâu, cũng không tìm được.
Trong lúc mệt mỏi, Thượng Quan Hoa vô ý nhìn vào những chữ nhỏ nguyên ban đầu vốn không nhìn rõ trên tảng đá này, nay dường như đã có thể nhìn được rõ, là mấy chữ “nội tâm”, “ngoại nhẫn”. Lúc này Hạ Quan Phong vốn đã tu học Phật Pháp nhiều năm nói: “Em hiểu rồi. Thật ra không phải là có kinh Phật gì ở bên ngoài cả, mà là Thần Tiên bảo chúng ta hãy tu tâm, phải biết được nhường nhịn, phải yêu cầu nghiêm khắc bản thân mình. Như vậy chính là cảnh giới cơ bản nhất cần phải đạt đến trong tu luyện Phật Pháp”.
Tinh tấn tu hành
Từ đó, mấy chị em họ cùng dựng một ngôi nhà tranh ở phía nam thành, cùng nhau tinh tấn tu hành. Lúc đầu cha mẹ của họ đều không đồng ý, nhưng nhìn thấy các “công chúa” đều rất kiên trì nên cũng không ra sức ngăn cản nữa.
Tu hành vốn không phải là chuyện dễ dàng gì, nhưng cũng có rất nhiều niềm vui. Hơn nữa trong quá trình tu hành cũng dần dần thể ngộ được ý nghĩa chân thật của đời người, cũng dần dần hiểu được đầu đuôi ngọn nguồn và mọi nhân duyên của vạn sự vạn vật nơi thế gian con người.
Nhớ có một lần, ngoài trời sấm vang chớp giật và mưa to gió lớn cùng lúc kéo đến. Mấy chị em đang ngồi xếp bằng đả tọa. Hạ Quan Phong ngồi ở đó không mảy may động đậy, dường như trận mưa to gió lớn kèm sấm vang chớp giật này vốn không có chút liên quan gì với bản thân mình. Thượng Quan Hoa chỉ cảm thấy bên ngoài trời đang mưa, chỉ có khái niệm này. Thương Sơn Tuyết cảm thấy trong mưa to gió lớn thế nào cũng cần phải kiên trì, còn Nhĩ Hải Nguyệt nhỏ tuổi nhất lại nghĩ mưa lớn như vậy có thể làm ướt người mình. Những ai đã từng tu tập Phật Pháp chính là có thể nhìn rõ cảnh giới khác biệt của bốn chị em này.
Sau khi mưa lớn qua đi, ai nấy đều nói về thể ngộ của mình. Hạ Quan Phong nói: “Khi nãy vừa mới đả tọa, chị đã nhìn thấy phượng hoàng, nó dẫn chị đi đến một nơi rất đẹp rất đẹp”. Thượng Quan Hoa nói: “Em đã nhìn thấy tiên hạc, nó cõng em đi xuyên qua từng tầng từng tầng mây đen”. Thương Sơn Tuyết nói: “Em thì nhìn thấy em cưỡi một con ngựa đi xuyên qua phong ba bão táp, em vung thanh bảo kiếm đang chiến đấu với một số sinh mệnh kỳ hình dị dạng”. Nhĩ Hãi Nguyệt nói: “Em nhìn thấy em ngồi trong một căn phòng nhỏ, nơi đây mưa dột khắp nơi, có một tiên nữ vô cùng đáng yêu đứng trên đỉnh đầu của em, mỉm cười nhìn em bị những hạt mưa rơi tí tách trong phòng làm ướt. Em cảm thấy rất vui thích, nhưng nhìn thấy y phục của mình đều bị mưa ướt hết cả”.
Buổi sáng ngày hôm sau, họ xúm nhau lại trước “tảng đá xấu xí”, lật nó lại, nhưng nhìn thấy chữ bên trên lại có thêm hai chữ: “Vô Niệm“. Tức thời bốn chị em ngay lập tức đã tìm được chỗ thiếu sót của bản thân mình. Tu tập Phật Pháp, đối với bất cứ cảm thụ nào của mình đều không động niệm, chỉ là tu cái tâm của mình, có thể giữ vững tâm và niệm của mình mới có thể lĩnh ngộ được chỗ ảo diệu và cảnh giới thù thắng của Phật Pháp.
Về sau, họ trong bất cứ khảo nghiệm nào đều có thể lĩnh ngộ mà giữ vững được cái tâm của mình, không động niệm hữu vi. Thuận theo sự tu tập tăng dần theo năm tháng, họ càng ngày càng lĩnh hội được tu luyện, cũng càng thêm thể hội được sự thần thánh và mỹ diệu trong tu luyện Phật Pháp.
Trận chiến với kẻ ngoại đạo
Rất nhiều sự tình nơi thế gian con người chính là tương sinh tương khắc, những sự tích mà bốn chị em họ triển hiện trong quá trình tu luyện Phật Pháp được lưu truyền càng lúc càng rộng, một người ngoại đạo không phục, tìm đến khiêu chiến. Ông ta mang theo một thanh bảo kiếm, nghe nói rất nhiều cao tăng có tiếng đều đã chết dưới kiếm của ông ta. Ông ta biết một loại thần chú huyền bí, chỉ cần ông ta hễ niệm, người khác đều sẽ phân tâm, ông ta liền thuận thế tay vung kiếm lên, đối phương chết không kịp trở tay.
Bốn chị em tu tập Phật Pháp không tranh với đời, trước nay vốn không muốn tranh đấu với người khác. Khi ngoại đạo này gửi chiến thư đến, họ cảm thấy vì để duy hộ Phật Pháp, cần phải đánh một trận với ông ta.
Bởi vì thân là người tu hành, từ sớm gần như đã tu bỏ đi cái tâm tranh đấu. Làm sao lại có thể duy hộ tốt hình tượng Phật Pháp, lại không phát sinh xung đột, lần này thật sự đã làm khó bốn chị em họ. Sau khi đã thảo luận rất lâu, cuối cùng vẫn không có được chủ ý. Không còn cách nào khác, họ bèn tìm đến “tảng đá xấu xí”, bên trên chỉ có hai chữ “Phật” và “Pháp”, không còn có chữ nào khác nữa. Chỉ là nét bút của hai chữ này đã xuất hiện hiện tượng đan xen. Thượng Quan Hoa ngộ tính tốt, nói: “Em đã hiểu rồi, Thần Tiên bảo chúng ta hãy ‘nhất tâm’, ‘tín Phật’, ‘hộ Pháp’, thật sự triển hiện ra trạng thái tu hành trong bao nhiêu năm của chúng ta”. Ba người còn lại đều đồng ý.
Ngày quyết chiến đã đến. Bốn chị em ngồi vây quanh trên một tảng đá lớn ở bên ngoài. Cả 4 người thân thần hợp nhất, niệm đầu ngay chính hợp nhất cùng nhau tạo nên một “thanh bảo kiếm” uy lực vô tỉ. Thanh “bảo kiếm” này có thể biến hóa thành bất cứ hình dạng gì, có thể sự dụng tùy ý, điều diệt trừ chính là những thứ làm loạn pháp, điều được giữ lại là những điều lương thiện tốt đẹp. Hơn nữa, Hạ Quan Phong triển hiện ra đặc điểm bản chất nhất của mình, “từ bi như gió”, chính là dùng năng lượng từ bi nhất, vô hình nhất, có thể biến hóa ra bất cứ hình trạng nào để duy hộ sự tôn nghiêm của Phật Pháp. Thượng Quan Hoa dùng cảnh giới tốt đẹp nhất để đối đáp với khiêu chiến của ngoại đạo.
Bởi ngoại đạo thông thường đều có chút bản sự của mình, cảm thấy bản thân mình tu được rất tốt, nhưng khi ông gặp được trường năng lượng tuyệt diệu thuần chính này, ma tính bất thuần trong tâm cũng đã biến mất hơn một nửa. Thương Sơn Tuyết thì dùng phương thức uy nghiêm và thuần khiết nhất khiến đầu não của ngoại đạo thanh tỉnh, khiến cho đối phương ý thức được rằng nơi đây mới là nơi thuần tịnh nhất. Nhĩ Hải Nguyệt tinh nghịch thực sự rất thông minh: cô dùng ý cảnh mỹ diệu nhất khiến ông ta say ngã trong trường năng lượng thuần chính của bốn chị em, không còn sức chống trả nào.
Trường quyết chiến này đã kéo dài cả một ngày trời, bốn chị em bất kể là xuất hiện tình huống gì đều ngồi vững ở nơi đó không chút động đậy cũng không chút hoảng loạn. Ngay đến cả người dân vây quanh xem náo nhiệt cũng đều giơ ngón tay cái lên, khen ngợi các công chúa của họ thật không hổ là công chúa của nước Đại Lý!
Cuối cùng thanh bảo kiếm của tên ngoại đạo đó đã bị trường năng lượng thuần chính của bốn chị em làm tan chảy, ngoại đạo đã bị hàng phục, hơn nữa còn cải tà quỳ chính, quy y Phật Pháp.
Ngày hôm sau, bốn chị em và rất nhiều người dân trong làng vây quanh “tảng đá xấu xí” này, chỉ thấy trên “tảng đá xấu xí” xuất hiện một hàng chữ: “Đại lễ”, “Đại Lý”, “Đại Phật lý”, “Phong Hoa Tuyết Nguyệt”, “vĩnh trú” (lưu lại vĩnh viễn), “chờ đợi”, “dùng ký ức”, “phủi phong trần”, “hoán khởi”.
Thượng Quan Hoa nhanh nhảu định nói ra cách nghĩ của mình đối với những chữ này, bỗng nhiên cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, hai chân rời khỏi mặt đất. Thương Sơn Tuyết nhìn thấy tình huống này của Thượng Quan Hoa, vừa muốn kêu lên, nhưng bản thân không biết tại sao hai chân cũng rời khỏi mặt đất. Sau đó, Hạ Quan Phong và Nhĩ Hải Nguyệt cũng từ từ bay lên.
Lúc này, họ thoáng một cái đã hiểu rõ rằng, mình đã hoàn thành quá trình tu luyện của mình trong kiếp sống đó. Nhĩ Hải Nguyệt nghịch ngợm vẫn mấy lần nói đi nói lại, những nét chữ xuất hiện trên “tảng đá xấu xí” đó giống như lời kệ của vị cao tăng văng vẳng rất lâu trong không trung. Và khi mọi người xung quanh như sực nhớ ra quay đầu nhìn lại thì “tảng đá xấu xí” đó cũng đã biến mất không còn thấy tung tích đâu nữa…
Trong nhóm người có một ông lão đức cao vọng trọng lẩm bẩm nói rằng: Đại lễ và tu hành của thành Đại Lý chúng ta cần phải hiểu rõ được nội hàm của Phật lý mà bốn chị em Phong Hoa Tuyết Nguyệt này truyền tải triển hiện ra; vậy thì chúng ta hãy lặng lẽ mà chờ đợi vậy…
Thời gian thấm thoát trôi qua, thành Đại Lý từ sớm đã là cảnh còn người mất, may mắn sao, bao nhiêu di tích cổ được lưu lại khiến chúng ta có thể mượn vật nhớ người, tưởng nhớ lại những câu chuyện khiến cho chúng Thần trong vũ trụ đều phải cảm động, rồi viết nó ra. Cũng coi là thực hiện lời dự ngôn của “tảng đá xấu xí” kia vậy…
* Đại Lý là thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, là thành phố có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 – Đại Lý từng là trung tâm chính trị – văn hóa lịch sử của Vân Nam, Trung Quốc.
Tiểu Thiện, dịch từ qi-gong.me