Đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra thảm họa toàn cầu, cơn bão đòi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm lan tỏa khắp thế giới. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, ĐCSTQ đang phải đối mặt với môi trường đối ngoại tồi tệ nhất trong gần 40 năm qua.
ĐCSTQ gặp những thách thức lớn
Bùi Mẫn Hân, chuyên gia cố vấn người Mỹ gốc Hoa, giáo sư tại Đại học Claremont McKenna cho biết trong một cuộc hội thảo trực tuyến vào ngày 28/4 rằng, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với chính quyền Bắc Kinh: “Trung Quốc đang phải đối mặt với môi trường đối ngoại tồi tệ nhất kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976”.
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, Bùi Mẫn Hân bày tỏ quan điểm trong bài viết được đăng tải trên tạp chí “Ngoại giao” (Foreign Affairs) Hoa Kỳ xuất bản vào giữa tháng này rằng, trong vài năm qua, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn, và quan hệ Mỹ-Trung đã dần dần “rời xa” khỏi sự hợp tác, thay vào đó là xu hướng cạnh tranh.
Bùi Mẫn Hân nói, có thể nhận thấy những áp lực “quá sức” mà đại dịch virus Vũ Hán và suy thoái kinh tế mang lại cho ĐCSTQ. Cùng với mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay, áp lực lớn trước mắt có thể phơi bày những điểm yếu và sự bất an của chính quyền Bắc Kinh, cũng như sự thật về một chính quyền ổn định và thể chế ưu việt mà các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ vốn cố gắng ra sức tuyên truyền với ngoại giới.
“Ngoại giao khẩu trang” đại bại
Sau khi đại dịch bùng phát ở châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác, ĐCSTQ đã triển khai “ngoại giao khẩu trang” để xuất khẩu vật tư y tế trên quy mô lớn, cố gắng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tạo ra hình ảnh của một “quốc gia lớn có trách nhiệm”. Tuy nhiên, cách làm này ĐCSTQ ngày càng ngày khiến nhiều quốc gia cảm thấy “phản cảm”, nên bị phản bác dữ dội.
Đồng thời, việc xuất khẩu khẩu trang và bộ kit xét nghiệm kém chất lượng của ĐCSTQ lần lượt bị các quốc gia khác nhau chỉ trích và trả lại hàng, điều này không chỉ làm “mất mặt” chính quyền ĐCSTQ, mà còn giáng một đòn chí mạng vào sự tín nhiệm hàng hóa “Made in China” mà chính quyền gây dựng bấy lâu.
Vào ngày 26/4, Bộ Thương mại và các bộ ban ngành có liên quan của ĐCSTQ tuyên bố, kể từ hôm nay, “xuất khẩu khẩu trang y tế phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Trung Quốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài”. Báo cáo chính thức cho biết tính đến ngày 24/4, chính quyền đã thu giữ 90 triệu chiếc khẩu trang có vấn đề và 420.000 thiết bị bảo vệ bị lỗi.
Nền kinh tế liên tiếp gặp trở ngại
Do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc vốn dĩ đã bị chậm lại nay lại càng trở nên “chao đảo” trong vài tháng vừa qua. Cục Thống kê Quốc gia của ĐCSTQ công bố vào ngày 16/4 rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu tiên của năm 2020 đã giảm 6,8% so với năm trước. Đây là lần đầu tiên GDP hàng quý của Trung Quốc Đại lục có giá trị âm kể năm 1992.
Đồng thời, cả nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu của Trung Quốc đều bị tổn thất. Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong quý đầu năm giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, và tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu thương mại hàng hóa giảm 6,4% so với năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đang phải gánh áp lực vô cùng nặng nề.
Bùi Mẫn Hân cho biết, chính quyền Bắc Kinh liệu có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng chính trị lớn này hay không, phụ thuộc chủ yếu vào việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể lấy lại chỗ đứng trong nền kinh tế toàn cầu “hậu dịch bệnh” hoàn toàn khác biệt này?
“Đặc biệt trong tình huống khi chuỗi cung ứng toàn cầu có khả năng được tái cơ cấu và cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể leo thang trở lại, Trung Quốc có thể phục hồi sau ‘cú sốc’ này không? Vấn đề này rất nghiêm trọng, đồng thời cũng sẽ mang đến cho người dân Trung Quốc những tác động đáng kể”.
ĐCSTQ che giấu dịch bệnh dẫn đến “đại nạn” toàn cầu, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc mà còn khiến nền kinh tế thế giới gần như ngừng hoạt động. Trong những ngày gần đây, phong trào hô hào yêu cầu đòi ĐCSTQ phải bồi thường của các quốc gia trên toàn thế giới ngày càng dấy lên mạnh mẽ.
Cả thế giới yêu cầu truy cứu trách nhiệm
Cho đến nay, đã có các tổ chức chính thức hoặc đoàn thể dân sự của ít nhất 40 quốc gia gửi yêu sách tới ĐCSTQ đòi bồi thường, với tổng số tiền lên tới 100 nghìn tỷ USD, tương đương với ít nhất 700 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Vào ngày 26/4, Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton nhắc lại rằng, cần phải có một cuộc điều tra độc lập về vấn đề nguồn gốc của virus Vũ Hán. Đây là quan chức thứ 3 của Úc, sau Thủ tướng Úc Scott Morrison và Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne, công khai bày tỏ thái độ yêu cầu một cuộc điều tra độc lập quốc tế.
Tổng thống Mỹ Trump nói tại cuộc họp báo ngày 27/4 rằng: “Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc, chúng tôi không hài lòng với toàn bộ thế cục, vì chúng tôi nghĩ rằng virus vốn dĩ có thể bị ngăn chặn ngay từ ‘gốc’, và hoàn toàn có thể ngăn chặn rất nhanh, chứ không để lây lan ra toàn thế giới như hiện giờ”.
Ông còn nói, dịch bệnh gây ra những tổn thất to lớn không chỉ cho Hoa Kỳ mà còn cho cả thế giới. Hoa Kỳ có nhiều cách để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh, trước mắt vẫn chưa tính toán được số tiền cụ thể. Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc điều tra rất nghiêm túc và sẽ công bố vào thời điểm thích hợp.
Tổng thống Pháp Macron cũng nói với Financial Times vài ngày trước rằng: “Rõ ràng, nhiều chuyện ‘không ai hay biết’ đã xảy ra, những việc này hãy để Trung Quốc tự mình làm rõ”.
Gia Hưng (Theo NTDTV)