Tinh Hoa

Chuyện doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ: Muôn màu muôn vẻ các cách trốn thuế nhập khẩu

Mức thuế mà gần đây Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã dẫn đến các hoạt động thương mại của Trung Quốc được giám sát theo một phương thức chặt chẽ hơn. Vấn đề dai dẳng là phương thức trốn thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn được đặt ra, bởi lẽ tình trạng này đã diễn ra bấy lâu nay.

Cảng Ninh Ba là kho lưu trữ lớn, đồng thời là cơ sở trung chuyển dầu thô, quặng sắt, container, và các sản phẩm hóa chất lỏng, tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Ngày 20/4 vừa qua, các quan chức Liên minh châu Âu và Ý tiết lộ rằng, họ đang điều tra vụ gian lận thuế quy mô lớn của các băng nhóm tội phạm Trung Quốc khi nhập khẩu hàng hóa qua cảng Piraeus. Piraeus là cảng lớn nhất của Hy Lạp và là một cửa ngõ thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu.

Ông Fabio Botto, viên chức của đơn vị điều tra đặc biệt của Trung tâm chống gian lận Ý cho biết, vụ gian lận thuế ở cảng Piraeus đã khiến Ý mất hàng chục triệu euro tiền trốn thuế giá trị gia tăng, và con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Hiện cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc.

Theo ông Botto, Ý bắt đầu điều tra vụ việc Piraeus vào cuối năm 2017 sau khi tịch thu được hóa đơn giả tại cơ quan hải quan.

Văn phòng chống gian lận châu Âu (OLAF) xác nhận rằng, họ đã bắt tay với Ý để điều tra. Nhưng đến nay, OLAF vẫn từ chối cung cấp cho báo giới thông tin chi tiết.

Ông Botto cho biết, cơ quan của ông có bằng chứng cho thấy các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc do các nhóm tội phạm điều hành đã gian lận tránh thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với các lô hàng lớn khi thông quan ở cảng Piraeus.

Quan cảnh ở cảng Piraeus, gần Athens, Hy Lạp, ảnh chụp ngày 20/9/2017. (Ảnh: Reuters)

Các loại hàng hóa nhập khẩu thường là quần áo và giày dép giả, và được khai báo với hải quan châu Âu với giá trị cực thấp để tránh thuế nhập khẩu. Các công ty này cũng nói dối về các công ty nhận hàng để tránh thuế giá trị gia tăng.

Đơn vị điều tra tội phạm tài chính của Hy Lạp đang tiến hành một cuộc điều tra riêng biệt đối với một trường hợp gian lận thuế khác nghi ngờ có liên quan đến hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu qua cảng Pireaus. Đơn vị điều tra tội phạm này ít liên hệ với chính quyền Ý và EU và chưa được thông báo về việc điều tra rộng hơn, một quan chức ở đó cho biết.

Nhưng có một sự thật đáng buồn là, kể từ năm 2016, cảng biển Piraeus không còn của riêng Hy Lạp, mà là một phần của kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ vì Công ty vận tải biển COSCO Shippingcủa Trung Quốc đã nắm giữ một phần lớn cổ phần tại cảng Piraeus.

Chính quyền ĐCSTQ đã đầu tư hàng triệu USD vào cảng để thúc đẩy thương mại và gây ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực.

Lợi nhuận từ việc trốn thuế

Ở Trung Quốc, trốn thuế đã trở thành một “nghề” chuyên nghiệp. Tờ New York Times nhấn mạnh rằng, một số công ty môi giới Trung Quốc công khai quảng cáo dịch vụ ngụy trang nguồn gốc thật của các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất bằng cách vận chuyển hàng hóa sang một quốc gia khác.

Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến một quốc gia khác trước khi “hạ cánh” tại nước nhập khẩu thực sự. Thuật ngữ kinh tế gọi đây là trung chuyển, nhưng nếu đội lốt vận chuyển hàng hóa để trốn thuế thì là bất hợp pháp.

Lấy ví dụ, hãng Settle Logistics của Trung Quốc quảng cáo trên website của hãng rằng có thể giúp các công ty trốn thuế nhập khẩu bằng cách chuyển hàng đến Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia và Ấn Độ.

Settle Logistics biện minh rằng họ đã đăng ký các công ty con, đại diện và nhà máy ở Malaysia để hàng hóa của khách hàng nhận được chứng nhận chính thức và do đó hàng hóa sẽ vượt qua bất kỳ đợt kiểm tra nào.

Ngoài ra, Settle Logistics còn nói rằng, vận chuyển đến Ấn Độ ít có khả năng thu hút sự giám sát từ các cơ quan Liên minh châu Âu, khiến Ấn Độ trở thành điểm trung chuyển lý tưởng cho hàng hóa của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Một ví dụ khác, Công ty Quản lý chuỗi cung ứng CT-Chan Quảng Đông quảng cáo trên trang web của mình: “Trung chuyển là phương pháp duy nhất để tránh bị đánh thuế cao và tránh các biện pháp hạn chế nhập khẩu”.

Tiền sử trốn thuế

Gần đây, Trung Quốc cũng bị cáo buộc chuyển tải thép sang Việt Nam để né thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thép nhập khẩu của Trung Quốc, do Bộ Thương mại Mỹ áp đặt trong năm 2015 và 2016. Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt những thuế loại thuế này sau khi phát hiện các doanh nghiệp Trung Quốc đã bán phá giá thép được chính phủ trợ cấp.

Hãng nghiên cứu IHG Markit giải thích thêm về các phương thức tránh thuế của ĐSCTQ: “Đôi khi  người ta rất ít thay đổi bề ngoài của hàng hóa chuyển tả. Họ dán nhãn gốc mới. Hàng hóa có khi được lưu kho một khoản thời gian ngắn và sau đó chuyển đến điểm đến cuối cùng”.

Theo IHG Markit, có khi Trung Quốc vận chuyển thép đến Việt Nam, mạ kẽm và đóng gói cùng với các sản phẩm khác, sau đó vận chuyển đến Mỹ.

Hãng IHG Market cũng nhận thấy xuất khẩu thép của Trung Quốc sang Việt Nam tăng cùng một thời điểm với khi xuất khẩu thép của Việt Nam sang Mỹ tăng: Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng từ 3,5 triệu tấn năm 2013 lên 7,4 tỷ tấn trong năm 2017. Trong khi xuất khẩu thép của Việt Nam tăng từ 14.660 tấn lên khoảng 569.000 tấn trong cùng thời kỳ.

Tháng 12/2017, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố áp đặt thuế nhập khẩu đối với thép của Việt Nam, với lý do phát hiện ra rằng thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã trốn thuế của Mỹ.

 

Một góc cảng Sài Gòn, Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Trước khi phát hiện ra vụ thép chuyển tải, một chuyên gia mật ong tại Đại học Texas A & M phát hiện ra rằng, rất nhiều mật ong được bán tại Mỹ có nguồn gốc thực sự từ Trung Quốc mặc dù trên nhãn ghi là được sản xuất từ các nước khác.

Theo chuyên gia Vaughn Bryant, Mỹ đã áp đặt mức thuế cao đối với mật ong Trung Quốc do cố tình bán phá giá. “Sau đó, giá mật ong Trung Quốc trở nên quá cao không nhập khẩu vào Mỹ được, nên có một giải pháp là bán nó cho các nước khác. Sau đó một số quốc gia khác bán lại mật ong Trung Quốc cho Mỹ”, ông nói.

Dương Xuân Nhạn, theo Epoch Times