TPO – Hệt cái nắng cuối thu đầu đông bên nhà, đại lộ Pensylvania ngập tràn thứ ánh vàng rực rỡ. Vậy nên thời gian phải dừng lâu lâu trước cổng Nhà Trắng số 1600 để làm các thủ tục an ninh đâm ra có lý?
Một người đàn ông ngó phong độ bước lại gần đám ký giả chúng tôi bắt chuyện. Tình cờ hay run rủi thế nào mà chúng tôi lại gặp một đồng nghiệp người Việt. Một phóng viên chuyên viết về Nhà Trắng nói đúng hơn là người của Nhà Trắng, ông Phan Bội Hoàn năm nay 74 tuổi. Tuổi ấy mà ngó ông còn khá tráng kiện, cười nói luôn. Khởi đầu nghiệp báo, ông Hoàn làm cho Hãng CBS New. Ông cũng định ít năm thế thôi rồi làm việc khác nhưng nghề báo đã giữ đã chọn ông. Thế là trọn 36 năm, ông Hoàn làm cho hãng CBS chuyên trách về Nhà Trắng. Phóng viên chuyên trách nhà Trắng, ở Mỹ có ngàn có vạn kỷ giả nhưng phỏng được mấy người chuyên cái việc đó? Năm hai ngàn, ông Hoàn được tham gia trong nhóm báo chí tháp tùng Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam rồi về hưu năm 2001. Hưu nhưng ông vẫn được Hãng CBS gọi làm việc mỗi khi có sự kiện chi đó ở Nhà Trắng. Và sự kiện Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải hội đàm với Tổng thống Bush ở Tòa Bạch ốc hôm nay đã không thể thiếu ông. Ông Hoàn đang hào phóng chia xẻ với tôi cảm giác lần ông về ngôi nhà cổ của ông ở phố Hàng Bạc gần nhà cô BaTý thuốc cam mà ông còn bà cô năm nay ngoại 90 ở đấy… Ba trai ba gái, 8 cháu nội ngoại và đã có chắt ngoại bên Mỹ nhưng ngó cái nắng trên đại lộ Pensylvanya của xứ người đang rải đầy, người phóng viên già giọng như vẫn có chút chi đó ngậm ngùi mặc dầu ông đang cười nó gióng làm sao cái nắngxứ mình cữ bắt vào mùa chim ngói gạo mới! Bao bận coi ti vi rồi bữa nay tôi mới nhập được vô căn phòng họp báo Nhà Trắng mà bữa nay thành nhà chờ trước khi vào Phòng Bầu Dục là nơi khai diễn cuộc hội đàm của Tổng thống Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải. Trong lúc đợi và tranh thủ cánh đồng nghiệp tây lẫn ta đứng trên cái bục phát ngôn ấy mà ghi những tấm hình để kỷ niệm, tôi lấy tay rờ vào hàng chữ The White Houte (cao) và Washington ( thấp) hình mặt tiền Nhà Trắng được khoanh trong cái vòng bầu dục. Thì ra tất tật bằng hình nổi không biết là chất liệu gì hình như là compôzit thì phải? Tiện tay rờ luôn cả cái bục bằng thứ gỗ như tứ thiết bên mình trên có cái giá tua tủa cắm các loại micro. Căn phòng khoảng chỉ hai mươi mét vuông, trần thấp tịt trên lại gắn tua tủa các loại đèn làm cái anh nhà báo nh có cảm giác bị đè xuống? Được hệ thống phích cắm thứ cho máy vi tính xách tay và nạp ắc qui cho máy quay bố trí dới các gờ bậc màu xanh xám dùng cho phóng viên ngồi khá tiện lợi. Nếu không có 5 cái cửa sổ kể cả cửa chính hình vòm trổ ra vườn thì cái phòng này đích thị là một căn hầm thực sự! Một bên tường gắn chằng chịt hệ thống máy móc phục vụ cho việc quay truyền hình. Có tất cả 8 camera đồ sộ chĩa về phía cái bục phát ngôn kia lúc nào cũng trong trạng thái làm việc. Thì ra đây là thiết bị của các hãng truyền thông Mỹ chuyên theo dõi đưa tin về Nhà Trắng. Vật trang trí duy nhất trong phòng họp báo là tấm biển màu gụ trên đó lấp lánh những dòng chữ bằng đồng nhỏ xíu gắn bên cửa ra vào. Phòng báo chí mang tên JAMES S. BRADY Căn phòng này được đặt tên để vinh danh James S.Brady, Thư ký báo chí của Nhà Trắng từ 22 tháng 01 năm 1981 đến 20 tháng 01 năm 1989. Ông Barady đã phục vụ nhân dân mình với lòng tôn kính và sự xuất chúng, tạo nên mối liên kết bền chặt giữa nhà nước và báo chí. Hãy để lòng can đảm và sự cống hiến của ông truyền cảm hứng cho những ai đang làm việc trong căn phòng này và cả những ai đang bên ngoài Nhà Trắng. 11-2-2000. Bill Clinton, Tổng thống Hoa Kỳ. Chúng tôi đang đứng giữa Vườn Hồng của Nhà Trắng. Tôi ngó khoảng vài chục cụm hồng chứ không hơn trồng rải rác trong khu vườn. Hoa ít nhưng bài trí khá khéo giữa các tầng cây xanh và vuông cỏ mượt mà nên du khách có cảm giác có một vườn hồng xum xuê thực chứ chả phải một cái tên tượng trưng. Khu vườn có diện tích không lớn nhưng được viết hoa vì nơi đây thường xuyên diễn ra sự kiện các Tổng thống Mỹ tổ chức các cuộc họp báo mỗi khi có các nguyên thủ ghé thăm nước Mỹ. Tổng thống thường đón chào các nguyên thủ đến thăm nước Mỹ tại vườn hoa này. Máy bay trực thăng của Tổng thống cũng cất và hạ cánh xuống mé bên bãi có ven vườn hồng. Nhà Trắng mỗi tuần như thế từ thứ ba đến thứ bảy đều tổ chức mở cửa đón khách tham quan miễn phí. Tiền lệ này chưa có nơi nào trên thế giới là chính phủ mở toang cánh cửa nhà mình cho khách như thế! Một biểu hiện của dân chủ, của tự do chăng? Hôm nay Tổng thống Bush tổ chức họp báo ở phòng Bầu Dục nên khu vuờn không bày biện bàn ghế gì, ông Hoàn cho biết như vậy. Như một hướng dẫn viên du lịch chính hiệu, ông Hoàn khoát rộng một vòng tay nói rằng diện tích kể cả vườn hoa và cây cối khoảng 72.000m2. Người chọn nơi này để xây nhà trắng là G. Washington, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Kiến trúc sư James Hube, người gốc Ireland chịu trách nhiệm thiết kế. Tháng 10 năm 1792 khởi công đến 1800 mới bước đầu hoàn thành. Đến thời điểm này, Tổng thống G.Washington đã thôi chức, vị chủ nhân đầu tiên là TT thứ hai của Hoa Kỳ, John Adam bước vào Nhà Trắng. Khi quân Anh chiếm Washington, Nhà Trắng cũng bị thiêu hủy như nhà Quốc hội nhưng không lâu sau cũng được kiến trúc sư Hube xây dựng lại. Người có những cải sửa chính ở nhà trắng sau này là Tổng thống Frankin Roosevelt. Ông thay đổi tầng hai là phòng làm việc của Tổng thống thành nơi ở của cả gia đình Tổng thống Rồi sau đó ông cho xây thêm tòa nhà ở phía đông và tòa nhà phía Tây để làm văn phòng của các nhân viên Phủ tổng thống. Từ bấy cho đến nay Nhà trắng không có sự chỉnh sửa nào khác. … Cái bắt tay đầu tiên giữa một nguyên thủ Việt Nam với một Tổng thống Mỹ? Hình như trước đó đã có, đã diễn ra, có điều không phải là chính thức… Tại cuộc chiêu đãi ở Hội nghị APEC ở Thượng Hải, không rõ ý định của Ban tổ chức hay tình cờ mà vị trí của Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải lại ngồi chung bàn tiệc với Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Nga V. Putin. Hơn hai mươi nguyên thủ quốc gia đã cầm ly lần lượt tới cái bàn ấy… Mỗi lúc có khách tới, ông Bill lại cởi mở chìa tay ra các ngài có biết ai đây không? Rồi ông nói luôn ngài Phan Văn Khải, Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam! Trong bữa tiệc ấy, Tổng thống Bill Clinton đã bộc bạch cùng Thủ tướng ta là hồi chiến tranh Việt Nam, ông đã từng nhiều phen trốn quân dịch và có một người bạn thân của ông Bill do không trốn được đã sang Việt Nam và bỏ mạng trong một trận đánh ở Củ Chi… Rồi không biết bằng cách nào, ông Bill cũng biết được ông Khải có hai người em ruột hy sinh trong cuộc kháng chiến. Ông Bill vẻ thành thật chia buốn với gia đình ông Khải và ngỏ ý xin lỗi… Ông Bill nói, ông rất muốn sang Việt Nam nếu không với tư cách Tổng thống thì sau này với tư cách là thương gia hoặc người du lịch. Và như mọi người đều hay, cuối năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Nắng vàng ấm chan hòa khắp khuôn viên Nhà Trắng Vụ trưởng Vụ Lễ Tân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thân đón Thủtướng Phan Văn Khải tại nơi xe đỗ cách Phòng Hội đàm mang tên Roosevelt khá xa. Phòng Roosevelt còn là phòng Ô van mà trong nước tôi vẫn nghe người ta nói là phòng Bầu Dục. Tổng thống G. Bush gương mặt muôn thuở như tôi hằng thấy trên tivi bữa nay chĩnh chiện trong sắc phục màu xám nhạt, cái cà vạt màu nâu lửa. Cái bắt tay lẫn cả cười của hai vị nguyên thủ hôm nay chừng như đã có cơ sở đã có thế chấp từ Hiệp định thương mại Việt Mỹ và hơn 130 dự án đầu tư đã và đang được triển khai ở Việt Nam.. Rồi với gần 7 tỷ USD kim ngạch buôn bán Mỹ Việt đạt được vào giữa năm nay. Nhìn ra ngoài là nắng vàng ấm chan hòa khắp khu vườn rộng thênh của Nhà Trắng. Bên Tổng thống Bush là Phó Tổng thống Cheney. Chánh văn phòng Nhà Trắng A.Card. Cố vấn an ninh Quốc gia Hadley. Phó ngoại trưởng Zoellick. Tôi đã từng đọc được ở đâu rằng, không có mong muốn học tập suy nghĩ, nghe và tôn trọng sự khác biệt giữa con người thì không thể có bất kỳ một thay đổi hiệu quả nào trong đường lối chính trị! Hình như đã có sự thay đổi ấy cùng với sự đổi thay của thời của vận? Bằng cớ là cuộc Hội đàm đã kéo dài so với dự kiến mươi mười lăm rồi hai mươi, hai mươi bảy phút, rồi ba mươi hai phút cả thảy. Nhiều ký giả nhìn đồng hồ… Kia rồi, cánh cửa phòng Hội đàm xịch mở và gương mặt hai nguyên thủ nói rạng rỡ thì chưa hẳn nhưng tươi và cười. Và các ký giả tây ta nhoay nhoáy người ghi người thu những nội dung cốt yếu trong hội đàm Mỹ và Việt Nam coi nhau là đối tác làm ăn cơ bản ổn định lâu dài, tôn trọng lẫn nhau bình đẳng cùng có lợi… Mỹ coi vai trò của Việt Nam có vị thế quan trọng ở khu vực Đông Nam Châu A… Mỹ cam kết và ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam vào WTO vv và vv… Những điều cơ bản có tính nguyên tắc ấy sẽ được đưa vào Tuyên bố chung. Tôi cũng găm thêm vào trí nhớ nền căn phòng rộng rãi ấy trên nền phủ thảm xanh có thêu hình ngôi sao xếp thành vòng tròn vây xung quanh một con chim đại bàng biển màu trắng. Giống chim này, như ông Hoàn tấm tắc nó là thứ quốc điểu của nước Mỹ! Trên chiếc bàn thênh thang của Tổng thống bằng gỗ hồ đào nghiêm ngắn tấm biển đồng lấp lóa dòng chữ mà ông Hoàn dịch cho biết Đây là nơi phải chịu trách nhiệm cuối cùng! Tôi tò mò hỏi ông Hoàn nơi sinh hoạt của gia đình Tổng thống. Ông chỉ tay sang khu nhà bên cạnh trên nóc phấp phới lá quốc kỳ Mỹ. Chừng như để thỏa mãn vẻ tò mò của tôi, ông Hoàn dẫn tôi rẽ vào một khu nhà thâm thấp gần khu Vườn Hồng. Ông nói tôi đợi rồi quay ra hào phóng đưa tôi cả một cuốn sách dày viết về Nhà Trắng kèm câu khá tự hào rằng không có một xó xỉnh nào trong cuốn sách này mà ông cha đặt chân đến!? Chắc ý ông muốn qua cuốn sách này mà quảng bá để dạng ngoại đạo như tôi võ vẽ thêm tí ti kiến thức về cái Tòa Bạch ốc này chăng? Xong việc, chúng tôi rời Nhà Trắng vào lúc trưa trật của giờ Mỹ mà tầm ở nhà đã hơn một giờ sáng. Ngó lại một lần cuối căn nhà đồ sộ, với mình lần đầu tiên mà có lẽ cũng là lần cuối, tôi chợt nhớ đến một cuôn sách của Robert M. Gates, một quan chức CIA, người phục vụ cho 6 đời Tổng thống Mỹ từ Lyndon Jhonson đến G. Bush bố từng là nhân viên CIA qua 8 đời giám đốc từ nhân viên quèn trở thành người đứng đầu cơ quan phân tích CIA dưới thời G.Bush. Từng là thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia của cựu TT R.Nixon, Ford, J. Cater và là phó cố vấn an ninh cho G. Bush bố. Đùa hay thật đây khi Robert đã thổ lộ như thế này đại ý, Nhà Trắng là một nơi cay đắng và chua xót. Phục vụ cho một nền dân chủ sóng gió không phải là công việc của người đa cảm và yếu tim. Tôi đã từng làm việc ở đây lâu hơn bất kỳ một Tổng thống nào trừ Frankin và D. Roosevelt. Dường như với tôi, ai đó sống và làm việc ở đó nếu họ hoàn toàn lương thiện với bản thân mình đều không thành công mà trái lại đều khủng hoảng và thất bại! Và có chăng chỉ rất ít trường hợp may mắn trong một hay hai dịp có tầm quan trọng trong lịch sử. Điều này giải thích vì sao một Tổng thống lại có quá nhiều cá tính đến như thế. |
Theo Tiền Phong