Tinh Hoa

Chuyến bay đầu tiên của con người lên Mặt trăng là bằng một chiếc ghế bành?

Theo nhiều ghi chép từ thế kỷ 20, Vạn Hổ (Wan Hu) sống vào triều đại nhà Minh thế kỷ thứ 16 được cho là “phi hành gia” Trung Quốc đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ.

Vạn Hổ (Wan Hu) sống vào triều đại nhà Minh thế kỷ thứ 16 được cho là “phi hành gia” Trung Quốc đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ. (Ảnh minh họa từ Internet)

Theo truyền thuyết kể lại, Vạn Hổ một người luôn luôn bị ám ảnh về các tầng trời trong vũ trụ. Ông đã cố gắng thực hiện chuyến bay đầy tham vọng lên Mặt trăng bằng cách sử dụng 2 chiếc diều lớn, một chiếc ghế bành đan bằng liễu gai gắn thêm 47 hỏa tiễn được buộc cố định, phân thành 2 giai đoạn cung cấp năng lượng cho chuyến bay. Dưới sự trợ giúp của 47 binh sĩ cầm đuốc châm cháy thuốc nổ được buộc dưới chân ghế. Sau đó, bất ngờ một tiếng gầm vang dội kèm theo những đám mây khói khổng lồ. Khi khói đã lắng xuống, Vạn Hổ và chiếc ghế bay cũng hoàn toàn biến mất.

Một câu chuyện khác kể về Vạn Hổ đã xuất hiện trong một bài viết của John Elfreth Watkins, một kỹ sư dân dụng làm việc trên các tuyến đường sắt của Mỹ vào thế kỷ 19, đăng lên tạp chí khoa học Scientific American vào ngày 2/10/1909, nhưng tên của nhân vật được đổi thành Vương Tử (Wang Tu).

Hình minh họa Vạn Hổ bay vào vũ trụ. (Ảnh: Anfrix)

Bài báo viết:

“Lịch sử khẳng định rằng người đầu tiên hy sinh bản thân mình để khám phá vũ trụ là Vương Tử, một quan lại trong triều đình Trung Hoa vào khoảng những năm 2000 TCN. Ông ấy đã dựng một cặp diều lớn, song song và nằm ngang, tựa vào một chiếc ghế cố định, có 47 người hỗ trợ đốt 47 ngọn đuốc đặt dưới chiếc ghế. Tuy nhiên, hỏa tiễn dưới ghế đã nổ tung đốt cháy viên quan, điều này khiến Hoàng đế rất tức giận”.

Bài viết tiếp tục mô tả một vài câu chuyện khác liên quan đến các phi công cổ đại và những nỗ lực can đảm của họ. Cần lưu ý rằng câu chuyện này kể về sự kiện diễn ra vào năm 2000 TCN, trước xa thời gian người Trung Quốc phát minh ra tên lửa nhờ thuốc súng. Tuy nhiên, huyền thoại này càng trở nên phổ biến hơn khi chúng xuất hiện trong “Rocket and Jets” được viết bởi tác giả người Mỹ Herbert S. Zim năm 1945.

Tên thực tế đa số các nhà chức trách không tin câu chuyện này là có thật. Mặc dù vậy, Vạn Hổ vẫn luôn là đề tài phổ biến xuất hiện trong những câu chuyện truyền thuyết lịch sử và được người đời lưu truyền rộng rãi.

Tượng đài của Vạn Hổ đạt tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. (Ảnh Mapio)

Loạt phim truyền hình giải trí – khoa học MythBusters đã cố gắng dựng cảnh chuyến bay của Vạn Hổ bằng cách sử dụng các vật liệu mà ông ấy đã dùng. Bộ phim được phát sóng vào năm 2004. Trong đó, chiếc ghế đã tự phát nổ trên bệ phóng, mẫu thử nghiệm sụp đổ và hậu quả là những vết bỏng nghiêm trọng.

Được biết trong một số phiên bản Trung Quốc viết về Vạn Hổ, ông được miêu tả là người tiên phong rủi ro trong hành trình khám phá vũ trụ, thay vì trở thành phi hành gia đầu tiên trong lịch sử, ông ấy đã chết vì vụ nổ gây ra bởi tên lửa.

Năm 1966, Liên Xô lấy tên của ông để đặt tên cho một ngọn núi lửa mới phát hiện trên Mặt trăng. Đến năm 1970, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế chấp nhận lấy tên của Vạn Hổ là tên gọi vĩnh viễn cho núi lửa có độ sâu 5km và rộng 52km trên Mặt trăng.

Qua những câu chuyện truyền thuyết, liệu Vạn Hổ có thành công trong chuyến bay lên Mặt trăng của mình hay không, hay ông đã biến mất nơi đâu…, vẫn là một bí ẩn đối với con người ngày nay.

Theo TVNs