Chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ cả cánh tả và cánh hữu?

23/08/18, 10:28 Tin Tổng Hợp

Chủ nghĩa phát xít không chỉ được tạo nên vì lòng căm thù, mà cũng hứa hẹn nhiều phúc lợi xã hội cho những người chán ngán chủ nghĩa tư bản không kiềm chế. Nó thực sự bắt nguồn từ cả cánh tả và cánh hữu. 

Chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ cả cánh tả và cánh hữu? - H1
Giáo viên và học sinh chào theo kiểu Quốc xã trước thế chiến 2. (Ảnh qua PinsDaddy)

Có lẽ điều tương tự đang ám ảnh nước Mỹ, đó chính là sự tương đồng với chủ nghĩa phát xít. Khi tìm hiểu về sự nổi lên của cánh hữu, gần như là không thể không nghe nó được mô tả như chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20 hoặc so sánh với chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20.

Giống như chủ nghĩa phát xít, sự nổi lên của cánh hữu là phi lý, bảo thủ, bạo lực và phân biệt chủng tộc. Vì sự tương tự đó, nên cánh hữu cũng có những sự thật tương tự chủ nghĩa phát xít. Nhưng chủ nghĩa phát xít không chỉ phát triển mạnh mẽ bằng cách khơi lên những ham muốn đen tối nhất của người dân, mà nó cũng chủ yếu nói lên nhu cầu xã hội và mong muốn của người dân trong việc được bảo vệ khỏi sự tàn phá của chủ nghĩa tư bản trong thời điểm các nhà chính trị khác có rất ít hành động hỗ trợ công dân.

Nói một cách chính xác hơn, nguồn gốc của chủ nghĩa phát xít xuất phát từ chính lời hứa bảo vệ người dân.

Theo đó, vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xu hướng toàn cầu hóa đã phá hủy các cộng động, công ăn việc làm và những tiêu chuẩn văn hóa, nhưng lại tạo ra một làn sóng nhập cư ồ ạt.

Khi này phong trào dân tộc của phía cánh hữu hứa hẹn sẽ bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng nguy hiểm của người tị nạn và các vấn đề phát sinh ở thế giới bên ngoài. Điều đó đã lôi cuốn những người đang sợ hãi và mất phương hướng trước tình trạng hiện tại của đất nước.

Và từ đó nhiều phong trào nổ ra. Chúng đã phá hủy chế độ chính trị ở một số quốc gia. Nhưng nhìn chung nhiều phong trào vẫn trong giai đoạn âm ỉ và chưa được phát triển mạnh mẽ cho đến Thế Chiến 2.

Quay trở lại thời kỳ sau Thế Chiến 1, nhiều vùng đất ở châu Âu bị tàn phá, 16 triệu người chết và 20 triệu người bị thương. Nền kinh tế của nhiều quốc gia rơi vào cảnh hỗn loạn. Trong đó điển hình nhất là tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp đạt mức kỷ lục ở Ý và nhiều cuộc bạo động diễn ra khắp nơi. Xã hội Ý rối loạn, nền chính trị bị chia rẽ.

Lúc này hai đảng đối lập đứng đầu nước Ý là đảng Xã hội (PSI) và đảng Nhân dân (PPI) công giáo đã không đưa ra được những biện pháp giải quyết hiệu quả các vấn đề.

Lợi dụng điều đó ông Bennito Mussolini và đảng Phát xít Quốc gia (PNF) đã đưa ra các chính sách hỗn hợp cho “đất nước” và “xã hội”. Những người phát triển đã hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc, khôi phục trật tự xã hôi, bảo vệ tài sản tư nhân, thúc đẩy sự thịnh vượng và ưu tiên lợi ích đất nước lên hàng đầu. Họ còn cam kết sẽ nâng cao vị thế của nước Ý trên trường quốc tế.

Chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ cả cánh tả và cánh hữu? - H2
Benito Mussolini diễn thuyết trước công chúng năm 1935. (Ảnh: Fox Photos/Getty Images)

Những hứa hẹn này đã giúp lực lượng phát xít Ý thu hút được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp, đặc biệt là các nhóm kinh tế xã hội.

Thời điểm này Ý vẫn là đất nước còn non trẻ (được thành lập vào những năm 1860) nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng kinh tế, xã hội. Bằng những tuyên bố này, có thể xem những người phát xít chính là “đảng nhân dân” đầu tiên của Ý.

Sau khi lên nắm chính quyền, phe phát xít Ý đã tạo ra các vòng tròn giải trí, các nhóm sinh viên và thanh thiếu niên, các hoạt động thể thao và tham quan. Các tổ chức này thúc đẩy mục tiêu của những người phát xít để nuôi dưỡng một cộng đồng quốc gia thực sự.

Mặt khác, chính quyền phát xít cũng tiến hành quảng bá các công trình kiến trúc công cộng, triển lãm nghệ thuật, sản xuất phim và video để nâng cao bản sắc dân tộc (phát xít).

Khi này sự can thiệp của nhà nước cũng diễn ra sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế. Giống như một người theo chủ nghĩa phát xít đã nói: “Không thể có bất kì lợi ích kinh tế nào ở trên lợi ích kinh tế chung của nhà nước, không một cá nhân hay bất kỳ sáng kiến nào đưa ra mà không được đặt dưới sự giám sát và điều tiết của chính phủ, không một mối quan hệ nào giữa các tầng lớp mà không có sự quan tâm của nhà nước”.

Những điều này kéo dài trong xã hội Ý đến năm 1930, khi nhà lãnh đạo Mussolini đưa số phận của mình gắn liền cùng Hitler. Đây là thời điểm nước Ý tham gia vào Thế Chiến 2 và chủ nghĩa phát xít Ý có những thay đổi theo hướng tiêu cực.

Ở khía cạnh khác, dù Ý và Đức đều là quốc gia non trẻ (Đức được thành lập năm 1871), cùng theo chủ nghĩa phát xít, nhưng so với Ý thì chủ nghĩa phát xít Đức có sự phân biệt chủng tộc và chống Do Thái nặng nề hơn rất nhiều.

Quay lại thời gian những năm 1920, tại Đức diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh bạo lực, ám sát chính trị, đợt lạm phát lịch sử và bị nước ngoài xâm lược; kết quả tất yếu là cuộc Đại Khủng Hoảng xảy ra.

Để đối phó với tình hình nguy cấp, cả chính quyền bảo thủ và các đối thủ thuộc phe xã hội chủ nghĩa phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Khung cảnh này tạo nên cơ hội vàng cho chủ nghĩa phát xít hình thành và phát triển.

Theo đó, Đảng Công Nhân Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia (NSDAP) của Hitler hứa hẹn sẽ cống hiến hết mình cho nhân dân Đức, ngoại trừ người Do Thái.

Chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ cả cánh tả và cánh hữu?3
Trước thế chiến 2, Hitler và Đảng Quốc xã nhận được sự yêu mến và tin tưởng của người dân Đức. (Ảnh qua iNews)

Nhiều lời cam kết về tương lai tươi sáng cũng được tuyên bố như: đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng và chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ, mang đến nhiều phúc lợi cho người dân,…

Năm 1932, thông qua cuộc bầu cử, những kháng nghị này đã giúp Đức Quốc Xã trở thành Đảng chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ và cũng là chính Đảng có nền tảng kinh tế xã hội rộng lớn nhất.

Nhờ vậy mà vào tháng 1/1933, Hitler trở thành Thủ Tướng Đức. Ngay sau đó, Đức Quốc Xã nhanh chóng triển khai các chương trình tạo việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng. Họ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và xây dựng.

Thông qua đó, Đảng đã giúp cho nền kinh tế Đức được phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp cũng được cải thiện đáng kể. Cụ thể, số người thất nghiệp vào đầu năm 1933 là 6 triệu, đến năm 1934 chỉ còn 2,4 triệu.

Đến năm 1938, về cơ bản người dân Đức đã có được việc làm đầy đủ.

Từ giai đoạn này trở về cuối những năm 1930, chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực: sản xuất kinh tế, đầu tư, tiền lương và giá cả. Chi tiêu công đã đạt con số ngoạn mục.

Chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ cả cánh tả và cánh hữu?4
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của nước Đức thời kỳ Đức Quốc xã cầm quyền. (Ảnh qua Wikipedia)

Mặc dù thời kỳ này Đức Quốc Xã vẫn là tư bản, nhưng sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế khá sâu rộng. Đây là ngoại lệ chưa từng có trong các xã hội tư bản chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, Đức Quốc Xã cũng ủng hộ việc xây dựng nhà nước phúc lợi cho nhân dân như: miễn phí giáo dục đại học, gia đình nghèo và trẻ em được nhận hỗ trợ, chế độ lương hưu, bảo hiểm y tế đầy đủ và hàng loạt các dịch vụ giải trí công cộng phục vụ  những kỳ nghỉ được triển khai.

Tất cả mọi thứ, bao gồm cả nền kinh tế luôn được xếp vào bên trong “lợi ích quốc gia” và phe phát xít cam kết sẽ thúc đẩy bình đẳng xã hội cùng tính năng động của nền kinh tế.

Cho đến cuối năm 1939, có lẽ hầu hết những gì mà người Đức được biết về chế độ phát xít của Đức Quốc Xã có lẽ đều là những điều tích cực.

Các thành tựu mà chủ nghĩa phát xít đạt được trong thời gian này là thứ không thể phủ nhận như: giúp đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng, hồi phục kinh tế, ổn định chính trị, tránh xa các cuộc chiến tranh không công bằng,…

Nhưng bạo lực và phân biệt chủng tộc gay gắt cũng là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa phát xít. Theo đó, những người theo chủ nghĩa phát xít nhấn mạnh rằng: Các quốc gia có thể và rất nên kiểm soát chủ nghĩa tư bản. Và nhà nước cũng có thể và cần thúc đẩy phúc lợi xã hội. Riêng các cộng đồng quốc gia phải được tôi luyện theo thời gian.

Và để hiện thực hóa quan điểm chính trị của mình, các phương án khả thi được phe phát xít tiến hành. Tuy nhiên, điều này đã khiến cho mọi việc tồi tệ hơn.

Thời điểm này, để đối phó với nỗi kinh hoàng mà chủ nghĩa phát xít để lại cho người dân, Đảng Dân Chủ của liên minh New Deal và các chính Đảng Dân Chủ Xã Hội khác ở châu Âu đã đưa ra những “hợp đồng” mới với đầy những hứa hẹn.

Họ nói rằng họ sẽ để công dân kiểm soát chủ nghĩa tư bản và cung cấp các phúc lợi xã hội cho mọi người. Kèm theo đó là áp dụng các biện pháp để tăng cường tình đoàn kết dân tộc, nhưng sẽ không làm mất đi sự tự do, dân chủ giống như chủ nghĩa phát xít.

Cuối cùng, bài học cần được rút ra là: Nếu các nhà chính trị không đưa ra được biệt pháp hữu hiệu hơn để giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa tư bản, thì chủ nghĩa phát xít của phía cánh hữu sẽ được hổi sinh. Lịch sự sẽ được lặp lại thêm một lần nữa.

>>> Vì sao nhóm bác sỹ được đề cử giải Nobel Hòa bình gác lại lá thư hơn 3 triệu chữ ký?

>>> Truyền thông dòng chính trở thành kẻ thù của người Mỹ như thế nào?

Tú Văn, theo ITO

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!