Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành thắng lợi trong cuộc nội chiến được rất nhiều sử gia đem mổ xẻ phân tích, trong đó nổi bật chính là “chiến dịch biển người”, một phương pháp “dùng người” đầy tàn bạo.
ĐCSTQ tung hô “chiến thuật biển người” mà không quan tâm đến sống chết của binh lính
Chuyên gia lịch sử Hoàng Nhân Vũ là một người Mỹ gốc Hoa. Tác phẩm “Non xanh Hoàng Hà” do ông viết vào tháng 05/1946 từng kể rằng, sau chiến dịch Tứ Bình Nhai ông đã nhận được tin từ vùng Đông Bắc: “Khi chúng tôi ra đến tiền tuyến, chỉ vài ngày sau khi kết thúc chiến dịch, nhìn thấy bên cạnh những hàng quân dũng mãnh, hàng lối chỉnh tề là cánh đồng với ngổn ngang xác chết bọc trong các tấm vải bố.
Một vị là tham mưu của tổng quân đội đã nói cho chúng tôi hiểu thế nào là ‘Chiến thuật biển người’, ông nói: Hơn 1 nghìn người tập trung vào khu vực tiền tuyến chỉ cách quân địch trăm mét, khoảng cách ấy chỉ chứa được 1 đội quân là cùng. Anh nghĩ xem, đây không phải là những kẻ ngu xuẩn, mà là những kẻ điên rồ, không sợ sống chết.
Tôi bèn hỏi ông ấy: ‘Theo ông thì đội quân sẽ mất đi khoảng bao nhiêu quân lính? 400, 500 hoặc thậm chí là 600. Hoặc nếu như bạn chém những người này thành trăm mảnh thì 100 người ở hàng quân phía sau sẽ lấp vào vị trí của bạn. Tin tôi đi, họ sẽ sẵn sàng thay thế bạn và tiếp nhận vũ khí của bạn”.
Một nhà văn Đài Loan tên là Vương Đỉnh Quân trong hồi kí mang tên “Quan san đoạt lộ” cũng đã đề cập:
“Sau khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra ở khu vực Hoàng Phạm, Quân đội ĐCSTQ đã áp dụng ‘chiến thuật biển người’ để tấn công, số thương vong vô cùng lớn, quốc quân rơi vào thế yếu, quân lính vứt súng xuống đất, làm theo khẩu lệnh “Giữ nguyên không động thủ”.
Liên Trường lấy súng ra, nhắm vào huyệt thái dương của xạ thủ, xạ thủ quỳ xuống nói :”Anh hãy bắn chết tôi đi”, xạ thủ bật khóc, Liên Trường cũng bật khóc. Thông qua câu chuyện của hai cuộc đời đã đi qua chiến tranh, dẫu không cố ý, cũng không có đúng sai, thì chúng ta có thể thấy một điều rằng, lãnh đạo ĐCSTQ ngày ấy, khi xuất chinh thì không hề đoái hoài đến sống chết của quân lính, hoàn toàn không quan tâm đến sinh mệnh của họ ra sao”.
Kỳ thực, quân đội Cộng sản Trung Quốc sử dụng “chiến thuật biển người” và “đánh bom tự sát” làm đối sách không phải là chuyện mới. Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng, một số binh lính trong quân đội quốc gia bị bắt làm tù binh đã từng chỉ ra vấn đề này. Ví dụ, trong bài phát biểu của mình, Trần Nghị vào ngày 30 tháng 12 năm 1947 đã đề cập: “Chúng tôi bắt những người lính thuộc quân đội quốc gia và một số bây giờ đã lên chức, trở thành một liên đội trưởng. Trong số họ có một người làm những việc như truyền phát mệnh lệnh chỉ huy. Họ nói: ‘chúng tôi chỉ đạo việc đánh bom liều chết, chọn dùng các đội quân xung phong, hết sức anh dũng và kiên cường, sẵn sàng hy sinh’. Tại chiến trường Đông Bắc, một binh sĩ quốc quân mới vừa bị bắt cũng nói: ‘Tám hàng quân của các bạn đều liều chết, chết quá nhiều, chúng tôi thật sự không thể nhẫn tâm giết tiếp, vì thế nên chúng tôi mới quyết định hạ vũ khí’.”
Quốc dân đảng chỉ trích chiến thuật biển người của ĐCSTQ
Trong cuộc nội chiến, từ Tưởng Giới Thạch đến binh sĩ quốc quân nói chung đều chỉ trích việc lạm dụng ”chiến thuật biển người” của ĐCSTQ.
Quân ĐCSTQ “buộc người dân vô tội đứng hàng tiên phong” quân đội không thể nhẫn tâm xuất vũ khí.
Trong hồi ức Hà Gia Hoa, Hồ Liễn cũng đã đề cập về vấn đề này : “Một lần, Hồ tướng quân thở dài và nói: ‘Trong những năm khi tôi còn tham gia tác chiến trong ở khu chiến sự tại núi Nghi Mông, đã từng tận mắt chứng kiến sự việc những người dân thường tay cầm hai quả lựu đạn xung phong tấn công vào quân thù, trong tay tôi lúc đó cầm một cây súng, nhìn thấy những người chết đều là lão bách tính, trong lòng cảm thấy thật không nhẫn tâm bắn hạ, lúc đó, quân đội chính quy mới bắt đầu tiến lên’. Tôi nói: ‘Điều này được gọi là ‘chiến thuật biển người’?’. Hồ tướng quân gật đầu nói: ‘Tôi biết ‘chiến thuật biển người’ này, nhưng chúng tôi có thể dùng nó hay không? Chúng tôi thà chịu bại trận chứ quyết không dùng đến’.”
Lập luận tương tự cũng được tìm thấy trong cuốn “Đại giang đại hải 1949″: “Lâm Tinh Vũ thấy từng làn từng làn sóng người như sóng biển, anh dũng kiên quyết tiến về phía trước đối mặt trực diện với hàng đại bác. Làn sóng người tiên phong thực ra là những công nhân thành thị.
Quốc quân khai phá một loạt pháo tiêu diệt đối thủ, bên phía đối thủ đáp trả yếu ớt, biết rõ ràng họ là dân thường, trong lòng cảm thấy không chịu đựng nổi, nhưng lúc sau đành phải nhắm mắt làm ngơ mà đánh trả, không thể không đánh trả, bởi vì có câu nói rằng ‘mình không giết người thì người cũng giết mình’. Khi súng tạm dừng, quay đầu nhìn theo những con mương, hàng trăm xác chết nằm la liệt. …..dân công tập trung thành hàng hướng về phía đại bác, sau những âm thanh vang dội, trên sông lẫn trên mặt đất lấp đầy xác chết, ở phía hậu diện mới là đội quân chính quy của ĐCSTQ bước trên các thi thể mà qua sông”.
Ngoài ra còn có Hồ Chí Vĩ đã từng nói: “Một người hàng xóm của tôi là Hồ Trương Lí, đã từng tham gia huấn luyện tiểu đoàn pháo binh chuyên nghiệp Núi Diêm Tích, ông nhớ lại ngày hôm đó tại Thái Nguyên vào mùa thu: ‘Quân đội ĐCSTQ sử dụng người già và tàn tật đi hàng tiên phong cho ‘chiến thuật biển người’, quốc quân không đành lòng hướng về lão bách tính mà khai hỏa, từ phía sau, quân ĐCSTQ thừa thế bắn tỉa, chúng tôi mất trận địa của mình cũng chỉ vì do dự’.”
Ngoài ra, trong hồi ức của quốc quân tại chiến trường Đông Bắc, chiến trường Hoa Đông, Chiến trường Trung Nguyên, chiến trường Tây Bắc chiến trường cũng xuất hiện tình trạng tương tự , Vào những năm gian khó ấy, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch Mãnh Lương, trong chiến dịch này, để tiêu diệt 74 sư đoàn Trương Linh Phủ, ĐCSTQ đã phải sử dụng địa chủ, phú nông, gia đình phản cách mạng, người già, trẻ em cùng những cô con gái và con dâu lõa thể làm tiên phong, khiến ý chí quân đội quốc quân vì thế mà suy sụp.
ĐCSTQ không chỉ thúc đẩy người tấn công xảy ra ở chiến trường Hoa Đông, mà tại chiến trường Đông Bắc, chiến trường Tứ Bình, chiến trường Trường Xuân đều có nhân chứng đã khẳng định những thủ đoạn không biết xấu hổ của ĐCSTQ. Khái niệm tội phạm là gì? Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lấy khái niệm này và khái niệm “thắng làm vua thua làm giặc” hòa lẫn với nhau.
Ba loại tội phạm chiến tranh của Thế chiến II
Sau Thế chiến II, các Toà án quân sự Viễn Đông phân tội phạm chiến tranh thành ba loại: tội phạm chiến tranh loại A như “phá hoại hòa bình, phát động chiến tranh xâm lược.” Tội phạm chiến tranh loại B như “ra lệnh, cho phép hoặc tiến hành lạm dụng tù nhân chiến tranh hoặc thường dân” hay “sơ suất, cố ý hoặc thiếu thận trọng trong việc ngăn chặn các hành vi tàn bạo”. Tội phạm chiến tranh loại C là “tội ác chống lại nhân loại,” phần lớn là cáo buộc những người thực hiện hành vi sát hại hoặc hành hạ thường dân.
Nước Đức dưới sự chỉ đạo của Hitler trong Thế Chiến II đã khiến nhiều người biến thành tội phạm đàn áp chủng tộc, các doanh trại tập trung người Do Thái trở thành địa ngục sống.
Theo tiêu chuẩn của Tòa án quốc tế, các tướng ĐCSTQ tham gia vào các cuộc nội chiến tại Trung Quốc là tập hợp của ba cấp bậc tội phạm chiến tranh. Nền văn minh hiện nay không phải là tiêu chuẩn của một nền văn minh và tiến bộ, của khoa học và công nghệ, không phải là một nền văn minh tôn trọng nhân quyền. ĐCSTQ không chỉ là nơi tập hợp các tội phạm chiến tranh, ĐCSTQ thành lập chính quyền sau này cũng vẫn tiếp tục đàn áp tàn bạo người dân theo cách như thế.
Từ khi thành lập đến nay, ĐCSTQ đã là phân chia người dân thành các tầng lớp, tôn giáo, chính trị để tiến hành khủng bố, đàn áp, mỗi lần từ 5 % đến 10% . Trong đó có các địa chủ, phú nông, trí thức, nhà tư bản, nhà sư, linh mục, và các học viên Pháp Luân Công, v.v….. Trung Quốc đại lục đã bị ĐCSTQ biến thành một trại tập trung lớn. Hitler đã đưa nước Đức vào thảm họa chiến tranh, hàng triệu thanh niên tin tưởng vào Hitler đã vì thế mà chết.
Việc truy tìm băng đảng của phát xít Đức những năm đó cho đến hôm nay vẫn chưa kết thúc. Tà ác của ĐCSTQ còn hơn Đức quốc xã nhiều lần, việc mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công là tội ác từ cổ chí kim xưa nay chưa từng giờ có, cộng đồng quốc tế đã thành lập “Tổ chức Quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công” để truy tìm các hung thủ trong hệ thống thực hiện cuộc bức hại tàn khốc các học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.
Trong tương lai, cũng như Hitler và chủ nghĩa phat-xít, ĐCSTQ chắc chắn sẽ phải đền tội cho những món nợ máu mà nó gây ra.
TinhHoa tổng hợp
Chiến thuật biển người là một chiến thuật quân sự mà trong đó, một bên dùng số lượng áp đảo của mình tấn công ào ạt đánh giáp lá cà, chấp nhận thương vong bởi lúc xung phong sẽ bị hoả lực của đối phương dễ dàng làm tiêu hao. Cách xung phong ào ạt, đông đảo như vậy có thể khiến đối phương sợ hãi nhưng có thể phải chịu hy sinh rất lớn. Do vậy chiến thuật này thường chỉ được áp dụng với những nước có dân số hùng hậu nhưng thiếu phương tiện cơ giới, như các quân đội trong Thế chiến thứ nhất, quân Nhật trong Thế chiến thứ hai hay Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên. (wikipedia) |