Hoá ra, loại tranh luận quyết liệt bị ghét cay ghét đắng trong văn hoá kinh doanh của các quốc gia khác lại là giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề với người Do Thái.
Hoá ra, loại tranh luận quyết liệt bị ghét cay ghét đắng trong văn hoá kinh doanh của các quốc gia khác lại là giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề với người Israel.
Một nhà đầu tư Mỹ có cơ hội làm việc cùng các doanh nghiệp Israel nói: “Nếu có thể dẹp bỏ cái tôi ban đầu, bạn sẽ tạo ra bầu không khí rất thoải mái. Trong các doanh nghiệp Israel hầu như không có hiện tượng nói xấu sau lưng. Bạn luôn biết mình đang đứng ở vị trí nào. Việc này cũng tránh mất thời gian cho những việc vô bổ khác“.
Sau này khi nắm giữ vị trí Phó chủ tịch mảng điện toán đám mấy của Intel, Perlmutter đã khẳng định: “Mọi chuyện dễ dàng hơn ở Israel – nơi mà sự lịch thiệp không còn quan trọng. Người Israel không có văn hoá quá kỷ luật. Từ thủa sơ khai, chúng tôi đã được dạy phải luôn nghi ngờ cái có sẵn, phải luôn đặt câu hỏi, tranh luận về mọi vấn đề và phải luôn sáng tạo”.
Cuối cùng, ông kết luận rằng: “Quản lý 5 nhân viên người Israel luôn khó hơn 50 người Mỹ. Vì người Israel luôn thử thách bạn mọi lúc – bắt đầu bằng những câu hỏi như ‘Tại sao ông lại là sếp của tôi, tại sao tôi không phải là sếp của ông?“.
Trong quân đội Israel, binh sỹ được chia thành những người tư duy “Rosh gadol” (thái độ dám làm, dám chịu) – nghĩa đen là “đầu to” và những người triển khai thực hiện “rosh katan” – nghĩa đen là “đầu nhỏ”.
Thái độ “rosh katan” bị xa lánh, nghĩa là tiếp nhận mệnh lệnh và lý giải mệnh lệnh càng hẹp càng tốt để tránh bị quy trách nhiệm hoặc phải làm thêm việc.
Cách tư duy “rosh gadol” là vẫn làm theo lệnh, nhưng theo cách tốt nhất có thể, vận dụng óc phán xét và đầu tư mọi nỗ lực cần thiết. Nó đề cao sự ứng biến hơn là kỷ luật, cũng như cách thức lãnh đạo hơn là tôn trọng cấp bậc.
Trong các đơn vị tinh nhuệ của quan đội Israel, mỗi ngày là một cuộc thí nghiệm. Và mỗi ngày đều kết thúc bằng một buổi họp căng thẳng khi mà mọi binh sỹ trong đơn vị – thuộc mọi cấp bậc cùng ngồi lại để phân tích ngày hôm đó, bất kể chuyện gì đang diễn ra trên chiến trường hay trên thế giới.
“Việc chất vấn nhau cũng quan trọng như luyện tập hay đánh trận thật”. Mỗi bài tập bay, bài tập mô phỏng và hành quân thực tế đều được xem như một hoạt động thí nghiệm “cần được kiểm tra và xem xét lại nhiều lần, tiếp nhận thông tin và chịu những cuộc tranh luận nảy lửa. Đó là cách chúng tôi được đào tạo”.
Các buổi tranh luận nhóm không chỉ không kiềm chế mà còn để việc tự phê bình thành một phương tiện giúp mọi người – đồng đội, cấp dưới và chỉ huy – học hỏi từ những sai lầm. “Buổi chất vấn thường kéo dài 90 phút. Ai cũng tham gia. Nó rất cá nhân. Đây là trải nghiệm rất khắc nghiệt”. “Đối với những người bị tiêu diệt (trong lần tập trận mô phỏng), việc đó thật sự rất khó khăn. Nhưng với những người sống sót sau trận đấu – thậm chí trong những bài tập hàng ngày – phần khó khăn nhất tiếp theo chính là buổi chất vấn”.
Keinan từng là chỉ huy đội hình máy bay chiến đấu F-16 trong lực lượng không quân Israel. “Cách bạn giao tiếp và phân tích sự bất đồng giữa những quan điểm khác nhau về một sự kiện hay quyết định nào đó là một phần lớn trong văn hoá quân đội Israel. Đến nỗi việc chất vấn nhau là loại hình nghệ thuật mà bạn phải vượt qua. Trong trường huấn luyện bay và phi đội – có nhiều câu hỏi xoay quanh khả năng tự chất vấn và chất vấn người khác”.
Thanh minh cho quyết định sai lầm là điều không thể chấp nhận
“Biện minh cho điều bạn đã làm là một việc không phổ biến. Nếu mắc sai lầm, việc của bạn là nêu ra những gì đã học được từ chuyện đó. Không ai học được gì từ một kẻ bảo thủ. Và mục đích của buổi chất vấn cũng không dừng lại ở việc thừa nhận sai lầm.
Mục đích đơn giản là để mọi người hiểu sai lầm là điều chấp nhận được, vì nó là cơ hội để cải thiện năng lực của cả đội và của từng cá nhân. Việc chú trọng vào những bài học hữu ích, có tính ứng dụng thay vì tạo ra những học thuyết máy móc là điều đặc trưng trong quân đội Israel“.
Không phải ngẫu nhiên mà quân đội – đặc biệt là các đơn vị tinh nhuệ thuộc không quân, bộ binh, tình báo và công nghệ thông tin – đã đóng vai trò là vườn ươm cho hàng ngàn doanh nhân khởi nghiệp công nghệ cao của Israel. Có thể nói, nền kinh tế Israel được hưởng lợi từ hiện tượng tư duy “rosh gadol” cùng khả năng phán xét cực đoan thay vì tiêu chuẩn hoá để tạo ra cơn chấn động tầm cỡ quốc gia và cả thế giới.
* (Nhiều nội dung trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp).