Châu Phi tưởng chừng như không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Vũ Hán như những nơi khác. Tuy nhiên, kể từ ngày 13/5, mọi quốc gia tại Châu Phi đều đã ghi nhận có trường hợp bị lây nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đe dọa mạng sống của hàng nghìn người.
Theo dữ liệu mới nhất từ Đại học John Hopkins, và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Phi về tình hình COVID-19 ở châu Phi, tính đến ngày 10/6, đã có hơn 140,000 trường hợp nhiễm virus được xác nhận trên khắp lục địa, trong số đó ít nhất 5000 người đã tử vong. Nếu COVID-19 không được xử lý đúng cách, châu Phi có thể bị ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế khu vực, bao gồm thiệt hại cả về mạng người.
Đến hiện nay, những tác động về kinh tế mà đại dịch Vũ Hán, và lệnh phong tỏa gây ra cho các quốc gia đang phát triển vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu, được thực hiện bởi Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) đã chỉ ra, nhiều nền kinh tế của châu Phi có dấu hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo nhiều cách. Các hộ gia đình thành thị khá giả đang phải đối mặt với tổn thất thu nhập lớn nhất từ trước tới nay. Những hộ gia đình thu nhập thấp là nhóm chịu tổn hại nặng nhất, đây là nhóm đang trên bờ vực “chết vì đói”.
Vùng Châu Phi Hạ Sahara
Ngày 5/6, với ghi nhận ghi nhận 9000 ca nhiễm virus Vũ Hán, Nigeria đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng lớn thứ ba tại Châu Phi vì đại dịch. Hai quốc gia có số ca nhiễm nhiều hơn tại khu vực là Nam Phi và Ai Cập.
Giá thực phẩm tại Nigeria cũng tăng vọt lên đến 50% tại một số khu vực. Người dân cáo buộc hậu quả này là do lệnh phong tỏa do chính phủ ban hành, họ cho rằng nó mạng đến hại nhiều hơn lợi, đặc biệt tại những vùng phi chính thức của Nigeria – những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ban hậu cần của công ty vận tải đường dài Kobo360 báo cáo: 30% đội tàu của họ trên khắp các quốc gia Nigeria, Kenya, Togo, Ghana và Uganda đã không thể hoạt động do lệnh phong tỏa đại dịch Vũ Hán. Một số báo cáo từ nông dân cho biết, nhiều loại cây trồng đã bị bỏ mặc đến thối rữa trên các cánh đồng. Sản phẩm vận chuyển tại kho không được các thương lái thu thập, và các nhà máy xay gạo cho biết, họ không thể bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Khi cây trồng trong nước bị bỏ lãng phí, các doanh nghiệp đang tụt dốc vì thua lỗ, thì những mặt hàng nhập khẩu của những khu vực này cũng dần một cạn kiệt, khi các đối tác cung ứng lớn của Châu Phi như Ấn Độ, Việt Nam và Campuchia đã giảm thiểu đáng kể, thậm chí cấm xuất khẩu gạo. Động thái này được tiến hành nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực cho các quốc gia kể trên.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) phản ánh, Nigeria nhập khẩu ít nhất 1/3 tổng sản lượng tiêu dùng. Các quốc gia trên khắp khu vực Châu Phi Hạ Sahara phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu, với khoảng 40% lượng gạo tiêu thụ. Tại khu vực không thuộc Đông Phi, đối với các quốc gia như Nigeria, thì việc trồng lúa là vô cùng quan trọng, đặc biệt là nạn dịch châu chấu gần đây đã tàn phá 10% tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến trong năm nay.
Mital Shah – Giám đốc Điều hành Sunrice, một trong những đơn vị nhập khẩu gạo lớn nhất khu vực cho hay: “Nếu tình hình nhập không khả quan, thì chỉ riêng Đông Phi có thể phải đối diện với việc thiếu hụt 50.000-60.000 tấn lương thực tính đến cuối tháng này”.
Tại Nam Phi
Các dự báo tăng trưởng kinh tế của Nam Phi cho thấy sự xuống dốc một cách đáng báo động, sau khi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa nghiêm ngặt từ ngày 27/3.
Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) dự đoán GDP khu vực sẽ giảm 7% trong năm 2020, đây là sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2009. Nền kinh tế đang phải đối diện với hiệu suất tăng trưởng GDP cả năm tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Rất nhiều người dân, một nửa trong số họ là “dưới ngưỡng nghèo”, họ có nguy cơ bị chết đói vì ảnh hưởng từ lệnh phong tỏa. Nigeria là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Phi, và GDP được ước tính đã bị giảm sút 38% trong 5 tuần thực hiện phong tỏa, bắt đầu từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4. Còn GDP tại Rwanda gần như giảm một nửa trong 6 tuần quốc gia thực hiện phong tỏa.
Bất ổn về lương thực
Lệnh phong tỏa chắc chắn là một nguyên nhân làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong nước, và làm chậm tiến độ sản xuất lương thực trên toàn lục địa châu Phi. Điều này dẫn đến sự bất ổn về kinh tế và lương thực.
Những tác động đến nền kinh tế châu Phi mà lệnh phong tỏa gây ra là nguyên nhân lớn khiến người dân lo ngại. Chính quyền buộc phải ban hành lệnh phong tỏa toàn khu vực, nhưng nhiều nơi tại Lục Địa không thể để điều này xảy ra. Phần lớn cư dân thành phố làm việc tại khu vực phi chính thức, và họ không thể đảm bảo chi phí trang trải hàng ngày nếu chỉ ở nhà.
Những tổn thất khổng lồ về kinh tế mà lệnh phong tỏa mang lại, đang khiến chính phủ gặp khó khăn trong việc duy trì hỗ trợ các chính sách quốc gia.
Các nghiên cứu từ Trung tâm chuyển đổi kinh tế châu Phi (ACET) cho biết: “Để biến đổi nền kinh tế, thay vì chỉ tăng trưởng kinh tế, châu Phi cần làm nhiều hơn. Nếu không, những khó khăn về y tế, kinh tế và chính trị vẫn sẽ tiếp tục đeo bám Lục Địa”. Giải pháp nằm ở sự đa dạng hóa cả khâu sản xuất và xuất khẩu.
Việt Anh (Theo Vision Times)