Châu chấu sa mạc tiến sát TQ, Vân Nam thông báo khẩn cấp chuẩn bị chiến đấu
Trong khi vẫn đang phải đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán thì 400 tỷ con châu chấu sa mạc đã tiếp cận biên giới Trung Quốc. Cục Nông nghiệp và Cục Lâm nghiệp Đại Lý, Vân Nam gần đây đã ban hành một thông báo khẩn cấp, nói rằng đã thực hiện một loạt các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, bao gồm lưu trữ thuốc và chuẩn bị máy bay không người lái để đối phó với nạn châu chấu.
Do biên giới giữa miền nam Tây Tạng và phía tây Vân Nam tiếp giáp với các khu vực bị ảnh hưởng bởi châu chấu sa mạc ở Nepal và Myanmar, các chuyên gia phán đoán, nếu điều kiện khí hậu thích hợp, châu chấu sa mạc có thể xâm nhập vào Trung Quốc Đại lục theo gió mùa.
CCTV đưa tin vào ngày 10/3, theo thông báo khẩn cấp do Cục Lâm nghiệp tỉnh Vân Nam ban hành mấy ngày trước, Đại Lý đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống và kiểm soát châu chấu sa mạc khẩn cấp, và tuyên bố thực hiện “Đề án khẩn cấp phòng chống châu chấu sa mạc của Đại Lý”, “Kỹ thuật xác định và kiểm soát châu chấu sa mạc”, bắt đầu dự trữ thuốc, chuẩn bị máy bay không người lái để diệt châu chấu.
Trước đó vào ngày 2/3, Cục Quản lý Lâm nghiệp và Thảo nguyên Quốc gia ĐCSTQ đã đưa ra một thông báo khẩn cấp, nói rằng nạn châu chấu đang hoành hành ở Đông Phi, Trung Đông và Nam Á, có thể tấn công Đại lục bằng 3 tuyến đường theo gió mùa vào tháng 6, 7 lần lượt là từ Pakistan đến Tây Tạng, Myanmar đến Vân Nam, Kazakhstan đến Tân Cương.
Ngoài ra, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo về nạn châu chấu sa mạc với thế giới vào ngày 11/2, nạn châu chấu lần này đã bị mất khống chế vào thời kỳ đầu, có khả năng kéo dài cho đến tháng 6 năm nay, quy mô đàn châu chấu có thể tăng gấp 500 lần so với hiện tại.
Châu chấu sa mạc được cho là côn trùng gây hại có tính hủy diệt lớn nhất trên toàn cầu, mỗi ngày có thể di chuyển 150 km. Đàn châu chấu có diện tích một km2 có thể ăn tương đương 35.000 khẩu phần của một người mỗi ngày, do đó được gọi là “máy thu hoạch lương thực di động” khủng khiếp.
Video: Ngày 15/2, có người dân ở Đại lục quay video nói rằng, “Đội quân châu chấu đã tiến tới biên giới Tân Cương”
蝗军先头部队已抵达? pic.twitter.com/n1qymZadfR
— Observer?? (@kboOCtayzFJnXwx) February 15, 2020
Châu chấu sa mạc chưa tới, sâu keo đã gây nguy hại tại 8 tỉnh ở Đại lục
Lúc châu chấu sa mạc còn chưa xâm hại Trung Quốc Đại lục thì sâu keo mùa thu đã xâm lấn 8 tỉnh lớn của Đại lục bao gồm Vân Nam, Tứ Xuyên.
Vào ngày 9/3, Agropages đưa tin, theo điều tra quan sát gần đây tại các tỉnh phía Nam, 228 huyện thuộc 8 tỉnh (vùng) ở Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Quý Châu và Giang Tây đã xuất hiện sâu keo trưởng thành, Vân Nam gần đây đã tăng đột ngột số lượng côn trùng tại các trạm biên giới.
Điều tra phát hiện, tại Vân Nam, có tổng cộng 547.000 mẫu xuất hiện sâu keo, tăng 49.000 so với 2 tuần trước, tổng cộng xảy ra ở 65 huyện, tăng 7 huyện so với 2 tuần trước. Hiện tại đã xuất hiện ở 405.000 mẫu, ngô trong thời kỳ sinh trưởng đều bị làm hại, tỷ lệ đất ruộng xuất hiện côn trùng trong khu vực đã vượt quá 90%.
“Đề án quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát sâu keo cắn lúa năm 2020” do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn của ĐCSTQ ban hành cho thấy, sâu keo đã tăng 90 lần so với năm ngoái, 100 triệu mẫu đất nông nghiệp trên toàn bộ Đại lục đang đối mặt với các mối đe dọa.
Sâu keo mùa thu có biệt hiệu là “sâu keo”. Bởi vì chúng rất háu ăn (gây hại cho ngô, lúa nước, mía và hơn 80 loại cây trồng khác), đặc biệt là có khả năng sinh sản mạnh (một con sâu bướm cái có thể đẻ 100 ~ 200 trứng mỗi lần, cả đời có thể đẻ 900 ~ 1000 trứng), khả năng bay (côn trùng trưởng thành có thể bay 100 km mỗi đêm, sâu bướm có thể bay 500 km trước khi đẻ trứng), gây thiệt hại nghiêm trọng (thuộc loại côn trùng có hại háu ăn, tác chiến theo bầy đàn, một ngày có thể gặm sạch một cánh đồng ngô), trở thành một trong mười loài gây hại cây trồng hàng đầu trên thế giới.
Minh Huy (Theo NTDTV)