“Cây làm chủ chính nó” tưởng chừng là một câu chuyện đùa, nhưng nó hoàn toàn có thật ở ngoài đời. Đây là một trong những cây sồi được xem là giàu có nhất nước Mỹ, khi nó có quyền sở hữu hợp pháp chính bản thân mình và vùng đất xung quanh, bán kính 2,4 m.
“cây làm chủ chính nó” được gọi với cái tên Jackson. Nó là một cây sồi trắng, thuộc loại cây thân gỗ quý hiếm ở miền Đông và trung tâm Bắc Mỹ.
Ngày nay, bạn có thể tìm thấy những cây sồi cổ thụ tại Minnesota, Ontario, Quebec, Nova Scotia, Bắc Florida và phía Đông Texas. Nhưng chỉ có duy nhất một cái “cây làm chủ chính nó” tại bờ Nam Finley, Dearing Streets, Athens, Georgia, Mỹ.
Câu chuyện về cây sồi cổ thụ này bắt đầu từ một bài viết xuất hiện trên Bảng quảng cáo hàng tuần của Athens vào ngày 12/8/1890. Nó đã đề cập đến cây sồi Jackson, một trong những tài sản của Đại tá William Henry Jackson.
Ông là con trai của James Jackson, một người lính trong cuộc Cách Mạng Mỹ và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ như: nghị sĩ, thượng nghị sĩ, thống đốc Georgia.
Cây sồi cổ thụ Jacson được xem là mối liên quan mật thiết với những kỷ niệm thơ ấu của Đại tá Jackson. Mặc dù nhiều người cho rằng ông không hề lớn lên gần nó, nhưng ông đã gắn bó với cái cây này từ khi quyết định bảo vệ nó thật tốt.
Theo đó, Đại tá Jackson đã chuyển nhượng lại quyền sở hữu cây cho chính bản thân nó và toàn bộ vùng đất bao quanh. Giao dịch này được tiến hành vào những năm 1820 – 1832.
Bài báo có đoạn nói về lời đề nghị mong muốn được chuyển quyền sở hữu cho cây sồi của vị đại tá như sau: “Tôi, Wiliam Henry Jackson sống tại quận Clarke quyết định chuyển nhượng cây sồi và một phần đất xung quanh cây sồi cho chính nó”. Đó chính là tình cảm sâu sắc của Jackson khi nói về cây sồi, cũng như mong muốn mãnh liệt của mình trong việc bảo vệ nó. Và món quà này đã mang đến cho cây sồi Jackson quyền sở hữu bản thân mình và vùng đất nằm trong bán kính 2,4 m.
Tại vị trí cây sồi cũng có một phiến đá được khắc nội dung: “Vì tình yêu vĩ đại của tôi dành cho cây sồi này và mong muốn tha thiết của tôi để nó được bảo vệ mãi mãi, tôi quyết định chuyển nhượng cho cái cây này toàn bộ quyền sở hữu bản thân và toàn bộ vùng đất trong bán kính 2,4 m quanh gốc cây” – William H. Jackson
Ngày nay, xét về mặt pháp lý thì giao dịch này sẽ không được công nhận. Do theo luật định người được nhận tài sản phải có đầy đủ năng lực pháp lý cho tài sản đó và tài sản được cho phải có được sự đồng ý của người được nhận.
Nhưng mặc kệ điều đó, mọi người trong vùng vẫn yêu quý “cây làm chủ chính nó”. Bởi họ bị cảm động trước tình yêu thương mà vị đại tá đã dành cho cây sồi cổ thụ này.
Do vậy, ngay khi cây sồi Jackson bị bật gốc vào ngày 9/10/1942, người ta đã trồng lại một cây sồi con ngay tại vị trí này và gọi nó là “con của cây làm chủ chính nó”.
Uniwriter