CLB Bilderberg được coi là hội kín đang thao túng cả thế giới, thành viên trong đó có cả các nguyên thủ nổi tiếng như Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel và Bill Clinton.
Cuộc họp đầu tiên của CLB bí mật này được diễn ra tại khách sạn Bilderberg (Hà Lan) vào tháng 5/1954, và đó cũng là lý do khiến cho CLB mang cái tên trên. Từ thời điểm đó cho tới nay, một nhóm các công dân có “ảnh hưởng nhất” của CLB này vẫn tụ họp mỗi năm một lần tại các địa điểm khác nhau trên thế giới.
Hạt nhân của CLB là những thành viên thường xuyên, những người luôn tham gia họp mặt đầy đủ mỗi năm (tổng số hội viên CLB này có khoảng từ 80 – 130 người). Một phần ba trong số này là các chính trị gia có ảnh hưởng trên thế giới, số còn lại thường đại diện cho giới công nghiệp, tài chính và khoa học.
Theo một số nguồn tin, trong hàng ngũ các thành viên của CLB Bilderberg hiện đang có Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel, Bill Clinton, George Soros, Donald Rumsfeld, Rupert Murdoch, những quan chức đứng đầu các tập đoàn như Coca-Cola, hay Daimler-Chrysler, IBM cũng như lãnh đạo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), EU, những tập đoàn truyền thông đại chúng hàng đầu thế giới…
Ngoài các thành viên chính thức, những phiên họp hàng năm của CLB cũng có thể mời thêm một số vị khách, thông thường là những chuyên gia trong các lĩnh vực được quan tâm.
Những cuộc họp của CLB Bilderberg đều mang tính chất không chính thức và không khách khí: “những nhân vật có ảnh hưởng đối với quốc gia của mình và cả những vấn đề quốc tế đều có thể tiếp cận với nhau gần gũi hơn, bàn bạc về các vấn đề chung mà không cần phải đưa ra những cam kết”.
Sau mỗi một cuộc gặp, CLB sẽ có một báo cáo không chính thức chỉ phổ biến trong hàng ngũ những thành viên hiện tại và trong quá khứ.
Tất cả những cuộc họp của CLB trên đều diễn ra trong điều kiện bí mật hoàn toàn theo những giấy mời cá nhân đặc biệt. Tất cả những vị khách đều tới địa điểm họp một mình, không được mang theo bất cứ một trợ lý, vệ sĩ, bạn bè hay người nhà nào.
Theo nguyên tắc, các đại biểu bị ngăn cấm các hình thức ghi chép, đưa ra tuyên bố với báo chí hay bàn luận về nội dung họp với người bên ngoài.
Bất chấp những đặc điểm cực kỳ bí mật như vậy, mỗi một cuộc gặp của CLB Bilderberg đều thu hút được sự chú ý đặc biệt. Đơn giản là báo chí và công chúng không thể bỏ qua sự kiện thu hút một số lượng lớn những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng cùng tới một địa điểm nào đó.
Cũng chính vì đặc điểm quá bí mật trên, hoạt động của CLB Bilderberg đã làm nảy sinh không ít những giả thuyết khác nhau, đa phần trong số này đều cho rằng các thành viên CLB đang bí mật điều hành cả thế giới.
Một số nhà quan sát còn cho rằng, chính cơ quan mật vụ Mỹ là người khởi xướng trực tiếp cho việc hình thành CLB này. Theo đó, những người sáng lập thực sự chính là nam tước Edmund Rothschild và Laurance Rockefeller, những thành viên đầu tiên của CLB.
Cũng theo khẳng định của nhà quan sát này, một trong những mục tiêu chính được đặt ra ngay sau khi thành lập CLB chính là xây dựng một siêu quốc gia với ngân hàng Trung ương, tiền tệ thống nhất dưới sự kiểm soát của Mỹ. Còn mục tiêu cuối cùng là thành lập một chính phủ liên quốc gia có quy mô toàn cầu.
Hiện cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (87 tuổi) và cựu Chủ tịch David Rockerfeller của Chase Manhattan Bank là những thành viên nhiều tuổi nhất của CLB.
Còn trong danh sách những nhân vật được mời trong năm đã xuất hiện những nhân vật tương đối trẻ, chẳng hạn như Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborn (39 tuổi).
Những người chống đối tổ chức này tin rằng, bên trong Bilderberg chính là một âm mưu từ lâu nay của các ông trùm tư bản nhằm chống lại loài người. Có không ít những nhà hoạt động chống lại CLB Bildergerg đã tụ tập tại Sitges. Ngoài hoạt động biểu tình phản đối, họ hy vọng còn có thể khai thác được thông tin giúp làm rõ được những kế hoạch bí mật của hội kín trên.
Có thật CLB Bildergerg đang thống trị cả thế giới?
Giáo sư Quigley là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc nghiên cứu tổ chức tinh anh bí mật Anh – Mỹ. Ông luôn cho rằng những tổ chức bí mật này đã có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết mọi sự kiện trọng đại trên thế giới.
Tốt nghiệp Đại học Harvard, giáo sư Quigley từng đảm nhận các vị trí ở Cục Tham mưu Brooklings, Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân Mỹ và có mối quan hệ rất mật thiết với các quan chức cấp cao trong Cục Tình báo Trung ương. Với vai trò của một “người trong cuộc”, Quigley từng tiếp xúc với rất nhiều tài liệu lịch sử và hồ sơ tuyệt mật.
Theo quan điểm của giáo sư Quigley, Viện Hoàng gia về các vấn đề Quốc tế ở Anh, Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ (CFR), nhóm Bilderberg, ủy ban ba bên (Trilateral Com mission) rõ ràng là những tổ chức hạt nhân của câu lạc bộ tinh anh luôn muốn thao túng cục diện thế giới.
Và việc gia nhập vào tổ chức này thì cũng giống như việc bước vào đại sảnh của chính giới Mỹ hay cơ hội để trở thành người hoạch định chính sách của thế giới tương lai.
Nhóm Bilderberg kết hợp thêm các phần tử tinh anh của châu Âu, còn ủy ban ba bên có đến 325 thành viên, lại thêm các phần tử tinh anh của Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác. Tất cả những thành viên có tiếng nói trong Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ thì thường là thành viên của các tổ chức khác.
Các nhân vật tinh anh trong những tổ chức này bao gồm những nhân vật có thế lực đủ để làm xoay chuyển cục diện thế giới như Henry Kissinger – cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, D. Rockefeller của ủy ban quốc tế JP Morgan, Nelson Aldrich Rockefeller, hoàng tử Phillip của Anh, McNamara – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới, bà Thatcher – cựu Thủ tướng Anh, Valéry Giscard d’Estaing – cựu Tổng thống Pháp (chính là người đã lên kế hoạch cốt yếu về hiến pháp châu u), Donald Rumsfeld – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Brzezinski – cựu cố vấn an ninh quốc gia, Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Keynes – nhân vật nổi tiếng trong giới ngân hàng một thời. Ông chủ Ngân hàng quốc tế chính là ông chủ đứng đằng sau tất cả những tổ chức này.
Năm 1962 và năm 1973, hội nghị Bilderberg diễn ra ở địa điểm nghỉ mát nổi tiếng ở Thụy Điển do dòng họ Warburg đứng ra tổ chức.
Thời đại học, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo sư Quigley, Tổng thống Bill Clinton đã nhận ra rằng, nếu muốn hiển danh trong chính giới thì không chỉ cần nỗ lực phấn đấu mà còn phải trở thành một thành viên trong guồng máy quyền lực.
Quả nhiên, sau này ông Clinton đã gia nhập ủy ban ba bên và Hội đồng Quan hệ Quốc tế đồng thời tham gia lớp “học giả Rhodes” – một nơi chuyên đào tạo, bồi dưỡng nên những quan chức quan trọng của “chính phủ thế giới” trong tương lai.
Năm 1989, Clinton đã gia nhập Hội đồng Quan hệ Quốc tế Và tới năm 1991, khi giữ chức Thống đốc bang Arkansas, Clinton đã xuất hiện tại hội nghị thường niên của nhóm Bilderberg tổ chức tại Đức.
Phải thừa nhận rằng đã có rất nhiều thống đốc các bang lớn ở Mỹ rất muốn tham gia cuộc “tụ hội tinh anh siêu cấp” này. Và chỉ sau một năm, Bill Clinton – Thống đốc bang Arkansas xa xôi chẳng mấy tiếng tăm – đã đột nhiên đánh bại nhiều chính trị gia cáo già để lên làm Tổng thống.
Đối với câu lạc bộ Bilderberg, giới truyền thông luôn tỏ ra im lặng và phục tùng. Năm 2005, tờ Financial Times đưa tin trước rồi sau đó giải quyết theo hướng làm giảm nhẹ “thuyết âm mưu” đang gây xôn xao dư luận.
Trên thực tế, bất cứ ai có chất vấn hay nghi ngờ người của câu lạc bộ hùng mạnh nhất thế giới này đều sẽ bị biến thành đối tượng bị đàm tiếu trong các “tác phẩm” của những phê bình lý luận.
Các thành viên của câu lạc bộ Bilderberg như các nghị sĩ Anh hoặc những quan chức cao cấp Mỹ thì đều nói rằng, chẳng qua đó chỉ là một nơi để bàn luận vấn đề, một diễn đàn mà người người đều có thể tự do phát biểu ý kiến.
Theo ngaynay.vn