Vừa qua, Thời báo Dortmund, Đức đã kể lại câu chuyện một nữ học viên Pháp Luân Công, cô Triệu Mỹ Linh chỉ vì kiên định với tín ngưỡng của mình đã bị tra tấn cực hình nhiều năm tại quê nhà Trung Quốc.
“Cô Triệu Mỹ Linh, một học viên Pháp Luân Công chỉ vì kiên định với tín ngưỡng của mình mà bị bức hại nhiều năm qua tại quê nhà Trung Quốc. Cô đã bị tra tấn bằng đủ loại cực hình vô cùng tàn khốc. Nửa năm trước, cô đã tới thành phố Dortmund, Đức sinh sống. Mặc dù hiện tại, cô đã cảm thấy an toàn nhưng vẫn không thể quên được những tháng ngày mà cô đã trải qua tại các nhà giam ở Trung Quốc.” – Thời báo Dortmund, Đức đã viết những dòng mở đầu câu chuyện.
Cô Triệu Mỹ Linh là người tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cô có dáng người gầy mỏng manh, giọng nói trầm và ôn hòa, nhưng đằng sau vẻ mỏng manh ấy chính là một sự kiên cường, dũng mãnh khiến người khác khó có thể tin nổi. Người phụ nữ yếu đuối này chỉ vì kiên định với tín ngưỡng của mình mà đã phải trải qua 10 lần bị giam cầm và phải chịu những cực hình khủng khiếp đến nỗi cô không còn muốn nghĩ đến. Theo lời cô kể: “Tôi có thể sống được như thế này đã là một kỳ tích”. Phóng viên Thời báo Dortmund đã có bài phỏng vấn cô với tựa đề “Không khí của tự do”.
Bài báo kể: Vào buổi tối một ngày mùa hè năm 1999, khi cô Triệu Mỹ Linh cùng nhiều học viên Pháp Luân Công khác ra ngoài luyện công như thường lệ thì bất ngờ bị nhiều công an từ đâu tới yêu cầu họ phải giao nộp các sách Pháp Luân Công, nếu không sẽ bị bắt giam.
Người phụ nữ mềm yếu dù bị bắt giam 10 lần nhưng vẫn không từ bỏ tín ngưỡng
Cô Triệu Mỹ Linh (51 tuổi) vì không chịu giao nộp sách Pháp Luân Công và từ bỏ tín ngưỡng của mình nên đã 10 lần bị bắt vào nhà giam của tỉnh Sơn Đông và bị tra tấn bằng cực hình trong nhiều năm liền. Kể từ năm 1999, khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công đến nay đã có hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào nhà giam hay các bệnh viện tâm thần và bị tra tấn dã man, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống.
Bài báo dẫn lại lời ông Dirk Pleiter,một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc: “Học viên Pháp Luân Công bị đối xử rất bất công, đã bị bắt giam trong nhiều năm liền. Việc học viên Pháp Luân Công ở trong các nhà giam tại Trung Quốc bị bức hại tàn ác đến chết đã là chuyện không còn xa lạ gì. Giới chức và nhân dân thế giới đã đều biết vô số những trường hợp như vậy!”.
Cô Triệu Mỹ Linh trải qua muôn vàn đau khổ vì bị tra tấn cực hình nhưng may mắn đã giữ được tính mạng của mình. Bài báo đã giới thiệu về các sự kiện khởi đầu như: Sự kiện học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999 (sự kiện Trung Nam Hải 425), sự kiện ĐCSTQ mở màn bức hại Pháp Luân Công ngày 20/7, và thuật lại việc học viên Pháp Luân Công kiên trì tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn; đến nay, tại hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới đều đã có người tu luyện Pháp Luân Công. Bài báo đã kể lại quá trình tu luyện và những ký ức của cô Triệu Mỹ Linh. Bài báo viết:“Khi cô ấy kể lại quá trình tu luyện của mình, khuôn mặt cô ấy giống như có “ánh hào quang” tỏa sáng”.
Vào năm cô Triệu Mỹ Linh ngoài 30 tuổi, sức khỏe cô rất kém, trên thân thể có đủ các loại bệnh tật và cuộc sống vô cùng đau đớn, khổ sở. Đến năm 1996, sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì các loại bệnh tình trên thân thể cô đều không cánh mà bay. Cô vô cùng hạnh phúc và cảm kích Pháp Luân Công. Cô nói: “Pháp Luân Công đã cho tôi sự sống và hy vọng!”, vì thế mà cô đã kiên định một lòng tu luyện Pháp môn này.
Do không muốn từ bỏ môn tu luyện đã mang lại cho cô sức khỏe, nên nhiều lần cô bị công an bắt giam và sau cùng bị đưa đi cải tạo lao động 3 năm. Bài báo viết: “Đây là thời kỳ đen tối nhất trong cuộc đời cô, nhắc đến chuyện này “miệng cô ấy run lên, thần sắc nghiêm nghị”. Cô nói: “Khi cảnh sát xông vào nhà tôi thì tôi đang ở dưới tầng hầm và khi tôi vừa đi lên thì bị họ bắt”.
Bắt đứng nhiều tuần không cho ngủ
Cô Triệu Mỹ Linh bị giam vào một gian phòng tối đen, vì không cho cô ngủ nên cứ khi vừa chợp mắt là người canh gác đánh thức dậy. Cô còn liên tục bị cảnh sát bắt học bài văn bôi nhọ và chửi rủa Pháp Luân Công. “Sau nhiều ngày tôi không chịu viết bài bôi nhọ Pháp Luân Công, họ trừng phạt tôi bằng cách bắt đứng trong góc phòng không cho ngủ. Trong 13 ngày chịu cực hình này tôi không nhớ đã bị ngã xuống bao nhiêu lần nữa”. Sau đó, khi nhập viện thì cơ bắp hai chân cô như bị hủy hoại, phải làm phẫu thuật, chút nữa thì phải cưa cụt.
Cô Triệu Mỹ Linh đã tuyệt thực phản đối, nhưng lại phải chịu cực hình tàn khốc hơn: bị bức thực bằng ống cao su. Bài báo thuật lại: “Họ không luồn ống thức ăn tới dạ dày mà cắm nó vào trong phổi, khiến cô luôn bị ho ra máu và phải chịu đau đớn vô cùng”.
Những cực hình cô phải chịu còn vô số không thể kế xiết, gồm cả bị cố định trên “giường chết”. Sau một thời gian chịu loại cực hình này, khi cô xuống khỏi giường thì không thể đi lại được nữa vì bị còng quá chặt khiến còng tay cắm vào trong da thịt, sau đó khi lấy còng ra thì cả thịt cũng lóc ra theo. Khi cô ra khỏi nhà lao thì cơ thể chưa tới 40 cân, đi lại vô cùng khó khăn…
Trải qua vô số gian khổ, cuối cùng cô Triệu Mỹ Linh đến được nước Đức vào nửa năm trước. Trong bầu không khí hòa bình, cô được hít hơi thở của tự do. Sau khi đến Đức, vào tháng 7 vừa qua cô đã gửi đơn kiện đến Bộ Tư pháp Trung Quốc yêu cầu đưa hung thủ bức hại Pháp Luân Công ra tòa án. Cô cho rằng, chính ông Giang Trạch Dân là hung thủ gây ra chuyện này, vì thế phải đưa ông ta ra xét xử trước pháp luật.
Luyện công tại hoa viên ở thành phố Dortmund, Đức
Cô Triệu Mỹ Linh đã kể với phóng viên người Đức rằng, hiện cô đang học tiếng Đức để hòa nhập. Cô hy vọng mình có thể mang vẻ đẹp của Pháp Luân Công đến cho những người xung quanh. Hiện giờ cô không còn phải lo lắng bị cảnh sát bắt giữ như ở Trung Quốc nữa. Thực tế, ở thành phố Dortmund, Đức hiện nay cũng có rất nhiều các điểm luyện công của các học viên Pháp Luân Công.
Thời báo Dortmund giới thiệu cho biết: “Nhóm học viên Pháp Luân Công gặp nhau vào khoảng 11 giờ trưa chủ nhật hàng tuần trên thảm cỏ ở hoa viên thành phố Dortmund. Hiện trong nhóm có người Trung Quốc, người Đức, Bulgaria, Romania… Họ cùng nhau đọc các sách của Pháp Luân Công và cũng cùng nhau luyện các bài công pháp”.
Theo Daikynguyenvn / NTDTv