Ngày 16/1, Trưởng cảnh sát Hồng Kông Đặng Bính Cường tham dự cuộc họp của Hội đồng quận, đã bị các ủy viên hội đồng quận công kích, truy cứu đối với những hành động bạo lực của cảnh sát, đồng thời yêu cầu ông từ chức.
Phong trào phản đối dự luật dẫn độ kéo dài hơn 7 tháng, sự lạm quyền, tàn bạo quá mức của cảnh sát đã khiến xã hội Hồng Kông bị tê liệt nghiêm trọng, dấy lên làn sóng phản kháng mạnh mẽ của người dân, cũng thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế.
Lúc này, việc truy cứu trách nhiệm của cảnh sát Hồng Kông là vô cùng khẩn cấp, nếu không thì lời kêu than của dân chúng sẽ không thể nào lắng lại được. Tuy nhiên, Đặng Bính Cường, lãnh đạo của Lực lượng Cảnh sát, lại ủng hộ Chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ, thái độ ngang ngược, từ chối điều tra độc lập.
Đặng Bính Cường chính thức trở thành Cảnh sát trưởng của đặc khu Hồng Kông từ tháng 11/2019, đã dùng các biện pháp cứng rắn để xử lý các cuộc biểu tình, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ công chúng. Vào ngày 16/1, Đặng Bính Cường lần đầu tiên tham dự cuộc họp Hội đồng quận trung tâm và miền tây, đã gặp phải sự công kích tập thể của nghị viên quận.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin, khi Đặng Bính Cường vào hội trường, nghị viên hội đồng quận trung tâm và miền tây nhất tề hô khẩu hiệu “truy cứu bạo lực cảnh sát, xây dựng lại lực lượng cảnh sát”.
Sau khi Đặng Bính Cường ngồi xuống vẫn chưa kịp phát biểu, thì Chủ tịch Hội đồng quận trung tâm và miền tây Trịnh Lệ Quỳnh yêu cầu các cảnh sát mặc thường phục trong phòng họp đều phải trình giấy ủy nhiệm, nếu không có sẽ bị đuổi khỏi phòng họp, cũng yêu cầu chỉ huy đốc thúc cấp dưới của mình.
Trong hội nghị, Đặng Bính Cường đã đọc số liệu bắt giữ những người biểu tình trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Ông cho biết, từ tháng 6 đến nay có tổng cộng 7019 người đã bị bắt, 1092 người đã bị truy tố, trong đó, 547 người đã bị buộc tội bạo loạn, 38 người đã bị kết án, 12 người bị kết án tù.
Đặng Bính Cường cho biết, trong số những người bị bắt, có 2847 sinh viên, chiếm 40% tổng số. Ông cũng đề cập rằng số lượng học sinh bị bắt tăng đáng kể sau khi khai giảng vào tháng 9, trong đó 18% là học sinh cấp hai và 25% là sinh viên đại học. Ngoài ra, trong vụ việc tại Đại học Bách khoa, chính quyền đã bắt giữ 1382 người, khoảng 40% là sinh viên.
Ông Đặng cũng đặc biệt phủ nhận tin đồn những người biểu tình bị cảnh sát Hồng Kông đánh chết tại Ga Price Edward ngày 31/8, và nói rằng không có ai chết trong chiến dịch trấn áp tại Ga Price Edward hôm đó.
Bước vào vòng chất vấn, nghị viên quận phe dân chủ lần lượt “công kích” Đặng Bính Cường. Nghị viên quận Diệp Cẩm Long, người chủ trì cuộc biểu tình gần Tòa nhà Trung Tín vào ngày 12/6/2019, chỉ trích cảnh sát đã không thông báo cho những người nộp đơn biểu tình cùng ngày hôm đó, mà đã ném bom hơi cay vào người dân trong cuộc biểu tình hòa bình, suýt chút nữa thì gây ra thảm kịch người giẫm lên người.
Nghị viên Hội đồng quận Nhậm Gia Nhi yêu cầu Đặng Bính Cường trả lời, việc cảnh sát tiền tuyến sử dụng ánh sáng mạnh để chiếu sáng mắt người dân, liệu đó có phải là tấn công hay không. Đặng Bính Cường yêu cầu cô trình bằng chứng cho cảnh sát để khiếu nại, cô Nhậm đã đáp lại rằng ông Đặng đang trốn tránh trách nhiệm.
Nhậm Gia Nhi nói: “Có phải ông không có chút trách nhiệm nào đối với họ (cảnh sát tiền tuyến) phải không? Ông hoàn toàn không có trách nhiệm đốc thúc cấp dưới sao? Không ngừng bảo người dân chúng tôi phải khiếu nại, xin hỏi trách nhiệm của ông ở đâu? Tôi muốn hỏi lại một câu khác, bởi vì lúc đó có cảnh sát gọi tôi là ‘con gián’, dùng từ này để gọi người dân hay nghị viên có thích hợp hay không?”.
Nghị viên Hội đồng quận Hoàng Vĩnh Chí mang theo một miếng thịt lợn sống đến cuộc họp phát biểu, yêu cầu cảnh sát đừng “xây thịt lợn sống” cho người dân, tức là vu cáo người dân. Ông phê bình rằng hiện tại không có chế độ chấp pháp để giám sát cảnh sát, chỉ trích Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập chỉ còn trên danh nghĩa.
Dương Triết An, nghị viên duy nhất của Hội đồng quận trung tâm và miền tây thân với Bắc Kinh, cũng đã chất vấn Đặng Bính Cường làm như thế nào để có thể lấy lại lòng tin của người dân với cảnh sát. Dương Triết An nói: “Thứ tôi muốn nghe là, làm thế nào ông có thể lấy lại được toàn bộ niềm tin của người dân đối với cảnh sát. Hiện tại, toàn bộ xã hội tê liệt, trong đó hành vi của cảnh sát là một phần của ngòi nổ”.
Tuy nhiên, dưới sự công kích liên tục của các nghị viên hội đồng quận, Đặng Bỉnh Cường vẫn từ chối đồng ý với các cáo buộc bạo lực của cảnh sát.
Kết thúc hội nghị, Nghị viên hội đồng quận Diệp Cẩm Long đã đưa ra một kiến nghị tạm thời, khiển trách Đặng Bính Cường không tận lực quản giáo lực lượng cảnh sát, dung túng cảnh sát bạo lực, yêu cầu chính phủ thành lập một ủy ban điều tra độc lập, sa thải Đặng Bính Cường.
Trong một loạt những âm thanh khiển trách, ông Đặng đã rời khỏi hội trường trước thời gian. Cuối cùng kiến nghị đã giành được 14 phiếu ủng hộ, 1 phiếu phản đối và thông qua.
Gia Hưng (Theo NTDTV)