Trong chuyến thăm Việt Nam, phóng viên trang Cnet có dịp ghé thăm nhà máy sản xuất Bphone của công ty an ninh mạng Bkav tại Hà Nội.
Theo Cnet, Bphone được nhà sản xuất giới thiệu là “smartphone đầu tiên dán nhãn made in Vietnam”. Nhà máy lắp ráp của Bkav có 100 công nhân làm việc mỗi ngày. Nơi sản xuất các bộ phận cho Bphone như loa, khung máy bằng kim loại, khe lắp thẻ SIM,… có khoảng 50 người. Bkav đang dự định mở một nhà máy lớn tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ở ngoại thành Hà Nội. Vị trí của nhà máy mới cách xa khoảng 30 km so với nơi sản xuất hiện tại. Kế hoạch này sẽ được thực hiện “khi chúng tôi nhận được phản hồi tốt từ thị trường” – ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch kiêm giám đốc phần cứng của Bkav cho biết. Bkav đã rót khoảng 20 triệu USD với 200 kỹ sư trong 4 năm phát triển chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình. Bphone được thiết kế tất cả trong nước, từ bo mạch chủ bao gồm một bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 801 cho đến kiểu dáng cũng như phần mềm của thiết bị. Giao diện của Bphone cũng mang dấu ấn Bkav nhưng chạy trên nền hệ điều hành Android của Google. Những chiếc Bphone được sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp truyền thống. Trong đó, công nhân của mỗi bộ phận chịu trách nhiệm cho một công đoạn. Điều này khác với các doanh nghiệp lớn như Samsung. Hãng công nghệ Hàn Quốc đào tạo cho công nhân có thể lắp ráp tất cả các bộ phận cho một chiếc điện thoại/thiết bị công nghệ. Bphone có tất cả 6 phiên bản với giá bán từ 450 đến 925 USD. Theo nhận định của giới công nghệ, smartphone của Bkav là hình ảnh khiến người ta liên tưởng tới những chiếc iPhone 4 có màn hình lớn. Bkav muốn học theo hướng phát triển mà Xiaomi đã thực hiện ở Trung Quốc. Thậm chí, công ty của CEO Nguyễn Tử Quảng còn có tham vọng làm theo chiến lược của Apple tại Mỹ, đó là chiếm lĩnh thị trường di động bằng cách phục vụ người tiêu dùng nội địa đầu tiên rồi mới mở rộng ra thế giới. Kết thúc đợt đầu tiên vào tháng 6, Bkav đã bán được 11.822 chiếc Bphone. Trong khi đó, tháng 4 vừa qua, Xiaomi đã bán ra 2,1 triệu smartphone sau 12 tiếng. Apple còn cán mốc 10 triệu chiếc iPhone 6 và 6 Plus chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt sản phẩm. Nhà máy lắp ráp của Bkav có 100 công nhân làm việc mỗi ngày. Nơi sản xuất các bộ phận cho Bphone như loa, khung máy bằng kim loại, khe lắp thẻ SIM,… có khoảng 50 người. Bkav đang dự định mở một nhà máy lớn tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ở ngoại thành Hà Nội. Vị trí của nhà máy mới cách xa khoảng 30 km so với nơi sản xuất hiện tại. Kế hoạch này sẽ được thực hiện “khi chúng tôi nhận được phản hồi tốt từ thị trường” – ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch kiêm giám đốc phần cứng của Bkav cho biết. Bkav đã rót khoảng 20 triệu USD với 200 kỹ sư trong 4 năm phát triển chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình. Bphone được thiết kế tất cả trong nước, từ bo mạch chủ bao gồm một bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 801 cho đến kiểu dáng cũng như phần mềm của thiết bị. Giao diện của Bphone cũng mang dấu ấn Bkav nhưng chạy trên nền hệ điều hành Android của Google. Những chiếc Bphone được sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp truyền thống. Trong đó, công nhân của mỗi bộ phận chịu trách nhiệm cho một công đoạn. Điều này khác với các doanh nghiệp lớn như Samsung. Hãng công nghệ Hàn Quốc đào tạo cho công nhân có thể lắp ráp tất cả các bộ phận cho một chiếc điện thoại/thiết bị công nghệ. Bphone có tất cả 6 phiên bản với giá bán từ 450 đến 925 USD. Theo nhận định của giới công nghệ, smartphone của Bkav là hình ảnh khiến người ta liên tưởng tới những chiếc iPhone 4 có màn hình lớn. Bkav muốn học theo hướng phát triển mà Xiaomi đã thực hiện ở Trung Quốc. Thậm chí, công ty của CEO Nguyễn Tử Quảng còn có tham vọng làm theo chiến lược của Apple tại Mỹ, đó là chiếm lĩnh thị trường di động bằng cách phục vụ người tiêu dùng nội địa đầu tiên rồi mới mở rộng ra thế giới. Kết thúc đợt đầu tiên vào tháng 6, Bkav đã bán được 11.822 chiếc Bphone. Trong khi đó, tháng 4 vừa qua, Xiaomi đã bán ra 2,1 triệu smartphone sau 12 tiếng. Apple còn cán mốc 10 triệu chiếc iPhone 6 và 6 Plus chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt sản phẩm. |
Theo Tiền Phong