Cây ăn thịt là một trong những loài cây đặc biệt của giới thực vật. Thực tế, chúng không ‘ăn’ sinh vật sống, mà chúng bẫy con mồi , sau đó sản xuất ra enzym tiêu hóa và lấy đi chất dinh dưỡng từ những sinh vật này. Hiện có hơn 600 loài cây ăn thịt được công nhận trên thế giới và phân bố trên tất cả các châu lục. Chúng sử dụng các loại bẫy, để bắt con mồi trong đó có côn trùng và động vật có xương nhỏ. Dưới đây là danh sách 10 loài cây ăn thịt trên thế giới.
Cây Brocchinia Reducta: Có nguồn gốc ở Nam Mỹ và có thể thích ứng với bất kỳ điều kiện môi trường nào. Đây là loài cây trong nhà phổ biến, lá của nó tạo ra một “hố” chứa nước. Nó khiến côn trùng “chết đuối” trong “hố” nước của mình. Hạt ăn thịt Capsella bursa-pastoris hay còn gọi là “cái túi của người chăn cừu” thoạt nhìn không hề giống cây ăn thịt. Tuy nhiên, thực ra hạt của cây này có tiết ra một chất dính khi ướt và đã có bằng chứng chứng minh rằng muỗi bị thu hút bởi chất dính này và bị biến thành chất dinh dưỡng nuôi hạt. Cây Sarracenia: Là loài cây này sống chủ yếu trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Cây hố bẫy có hình dáng khá giống cây nắp ấm nhưng có bao đài dài hơn, phiến lá có nắp sặc sỡ, bên trong chiếc bao đài đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Cách cây hố bẫy săn mồi khá giống cây nắp ấm. Cây nắp ấm Heliamphora: Chúng tiết ra một enzyme tiêu hóa, chủ yếu là vi khuẩn cộng sinh để phân giải con mồi. Hầu hết các loài này sống ở khu vực mưa nhiều, ở trên cao và có khía để thoát nước thừa. Cây bắt kiến: Giống những cây nắp lá khác, Nepenthes bicalcarate có những chiếc lá hình nắp, chứa đầy chất lỏng để dụ, giết và tiêu hóa côn trùng. Có điểm khác là thức ăn khoái khẩu của Nepenthes bicalcarate là kiến Camponotus Schmitzi. Cây ăn thịt gai: Những hạt nước đẹp long lanh trên gai của cây lại chính là những hạt keo để bẫy con mồi. Cây này có khả năng bắt mồi cực nhanh, chỉ trong vòng 75 mili giây. Roridula, cây ăn sâu bọ. Đây được coi là một trong những cây ăn thịt lớn nhất thế giới. Roridula có thể cao tới gần 2m, toàn thân phủ đầy gai nhọn, dính và ngắn. .Nhưng lá cây mới là nơi bắt sâu bọ của cây. Nepenthes: Chất bài tiết có vị ngọt và dính của nó đã thu hút cả loài chuột chù. Nó thậm chí còn tiêu hóa được cả phân chim rơi vào trong lá. Cây nắp ấm bắt dơi. Khá giống với cây Nepenthes, nhưng cây Nepenthes rafflesiana có sở thích “khác người” là ăn thịt dơi. Cây bắt ruồi Venus flytrap: Đây là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolina, Mỹ. Khi côn trùng, chủ yếu thuộc lớp nhện “lạc” vào, hai nắp ngay lập tức khép lại khiến con mồi không thể thoát ra. Tiếp đó, các chất tiêu hóa sẽ ngay lập tức tiết ra giết chết con mồi và phân hủy nó, tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Khi tiêu hóa hết, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới. |
Theo Giáo dục Thời đại