Thiên nhiên luôn cân bằng bởi hai sức mạnh vừa đối nghịch vừa bổ sung cho nhau, gọi là âm và dương. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, âm và dương liên hệ tới năng lượng và các hoạt động của cơ thể. Vì thế, điều chỉnh cân bằng âm dương hài hòa chúng ta sẽ có chất lượng sống tốt.
Ý tưởng về âm và dương đã bắt đầu từ 8.000 năm trước đây, trước cả khi lịch sử của văn minh Trung Hoa được ghi nhận. Vào thời điểm đó, nhà hiền triết huyền thoại Phục Hy, sinh sống dọc sông Hoàng Hà, chính là người đã xây dựng nên các khái niệm âm dương.
Qua quan sát tự nhiên, ông đã đưa ra hai biểu tượng, một đường gạch đứt đoạn và một đường liền nét. Những biểu tượng này đại diện cho hai thế lực lớn trong vũ trụ được đặt tên là âm – dương. Nó là biểu tượng quen thuộc mô tả sự thay đổi liên tục các tương tác. Biểu tượng này liên quan tới hai khái niệm bổ sung bao gồm trong các mối quan hệ của: Bóng tối và ánh sáng, sự năng động và trì trệ, sáng tạo và phá hủy, rõ ràng và huyền ảo.
âm và dương nhắc nhở chúng ta rằng dường như các thế lực đối lập đang vừa tiết chế lẫn nhau đồng thời cũng vừa phụ thuộc lẫn nhau trong giới tự nhiên, và lần lượt thay nhau gia tăng sự kiểm soát của mình. Tiền đề cơ bản của âm dương là khái niệm rằng chỉ có một nhân tố thường hằng nhất trong vũ trụ này: Đó chính là sự thay đổi.
Không có gì là bất biến, không có bệnh tật bất biến, không điều kiện bất biến, không cảm xúc bất biến, không có phương thức điều trị hoặc chuẩn đoán bất biến. Mọi thứ thay đổi liên tục.
âm đại diện cho chịu đựng, nuôi dưỡng và hỗ trợ cho sự phát triển. Nó cũng liên quan đến những cam kết gắn bó và di chuyển hướng vào bên trong, như sự yên ắng hơn là hoạt động. Không ngạc nhiên khi âm cũng đại diện cho nữ giới trong khi dương đại diện cho nam giới. dương được coi là sự sáng tạo, sinh sôi, phát triển và mở rộng.
Về thời tiết, mùa Đông âm hơn so với mùa hè
Về mùi vị, chất có vị chua, ngọt, cay, có hương thơm là âm hơn chất có vị mặn, đắng, chát hoặc không có hương thơm.
Về sinh thái, vật gì có tại vùng cao thường dương hơn vật cùng loại tại đồng bằng hoặc duyên hải. Vật sinh trưởng ở xứ nóng thường âm hơn vật sinh trưởng ở xứ lạnh.
Về sinh vật, trừ một vài trường hợp ngoại lệ không đáng kể, hầu hết thực vật đều âm hơn động vật.
Âm và dương tồn tại trong mọi thứ
âm và dương không phải các khái niệm tĩnh. Chúng không ngừng ảnh hưởng đến nhau. Luôn có một vài yếu tố của âm trong dương và ngược lại. Nhìn kỹ vào hình ảnh biểu tượng của âm và dương, bạn sẽ thấy chấm tròn của âm trong dương và chấm tròn của dương trong âm.
Âm hút dương và dương hút âm
Rau củ khi luộc thêm chút muối vào nước thì rau củ ăn ngon ngọt đậm đà hơn.
Nấu xôi, hay cơm nếp (âm) cho thêm chút muối (dương) sẽ ngon hơn xôi không cho muối.
Người hoạt động nhiều (dương) cần thời gian nghỉ ngơi để dưỡng sức (âm).
Người ốm yếu (âm) nên vận động (dương) nhẹ nhàng mới hồi phục được.
Khi ăn quả chua (âm) nên chấm với muối (dương).
Âm chống âm và dương chống dương
Đậu đỏ (dương) nếu đun chưa kịp chín mềm đã cho thêm muối (dương) vào thì hạt đậu bị chai lại có nấu lâu thêm cũng sống sượng không chín được nữa. Cho nên khi nấu các loại hạt đậu đặc biệt là đậu đỏ phải đợi đậu chín thật mềm (âm) mới nêm muối vào cho vừa miệng ăn và khiến đậu thêm đặm đà ngọt tự nhiên.
Người hoạt động nhiều (dương) cứ tiếp tục làm việc (dương) không chịu nghỉ ngơi (âm) lâu dần sẽ bị bệnh.
Luộc rau (âm) cho thêm đường (âm) sẽ thành món khủng khiếp không ai nuốt nổi.
Âm đến tột cùng thì sinh dương, dương đến tột cùng thì sinh âm
Âm dương có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trong âm chứa hạt giống của dương và ngược lại.
Thịt (dương) luộc lúc đầu nấu thì thịt mềm ra (âm) (dương đến tột cùng thì sinh âm) sau đó nếu tiếp tục đun thêm nữa thì thịt rắn lại khô đi (âm đến tột cùng thì sinh dương).
Nước (âm) bị lạnh quá đóng thành băng (dương).
Sắt (dương) nung đến một mức độ nào đó thành nóng chảy (âm).
Chanh (âm) được muối lâu năm thành chanh muối (dương) có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Không có cái gì tuyệt đối âm và không có cái gì tuyệt đối dương.
Âm dương là đối lập về tính liên tục của năng lượng chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên gọi là âm, dương như vậy không có nghĩa khẳng định tuyệt đối mà chỉ là so sánh tương đối. Vật A có thể âm hơn hay ít dương hơn vật B nhưng vật A có thể dương hơn hay ít âm hơn vật C. Âm dương không bao giờ tĩnh mà trong sự cân bằng liên tục thay đổi.
Ví dụ như:
Nước là âm hơn so với hơi nước nhưng dương so với băng. Một chất có tính acid mạnh cũng có thể gọi là có tính bazơ yếu. Ạcid và bazơ là 2 mặt của 1 hiện tượng.
Người ốm yếu (âm) biết mình yếu nên chịu khó rèn luyện sức khoẻ tập thể dục, học hỏi phương pháp dưỡng sinh rồi sẽ khoẻ (dương). Người vốn khoẻ mạnh không biết đến dưỡng sinh ăn uống làm việc vô tội vạ tự nhiên trúng gió bị tai biến thế là nằm luôn 1 chỗ (âm).
Tất cả mọi sự vật không có gì âm dương bằng nhau nhất định sẽ có thứ âm hơn hoặc thứ dương hơn. Sự chênh lệch âm dương giúp sự vật tồn tại. Bình thường sự thay đổi diễn ra hài hoà, nhưng khi âm hoặc dương mất cân bằng chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Quá nhiều một cái có thể dẫn đến làm suy yếu cái kia.
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, âm và dương liên hệ tới năng lượng hoạt động của các bộ phận và các chức năng của cơ thể. Sức khỏe của bạn được tạo ra bởi sự cân bằng giữa âm và dương. Do đó các sự lựa chọn đóng góp vào sự cân bằng âm dương trong cuộc sống luôn được khuyến khích.
Theo Daikynguyenvn.com, Gaolut