Thường xuyên tiêu thụ cà phê caffein có thể giúp ngăn ngừa tái phát ung thư đại tràng sau khi điều trị và tăng khả năng lành bệnh, theo một nghiên cứu mới từ Viện Ung thư Dana-Farber.
Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị liệu cho giai đoạn III ung thư ruột kết, có thể nhận được lợi ích nhất từ việc tiêu thụ 4 tách cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày (tương đương khoảng 460 mg caffeine), theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Oncology. Những bệnh nhân này ít khả năng tái phát ung thư hơn so với người không uống cà phê là 42%, và nguy cơ chết vì ung thư hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác thấp hơn 33%.
Hai đến ba tách cà phê mỗi ngày mang đến lợi ích khiêm tốn hơn, trong khi một tách hoặc ít hơn thì khả năng bảo vệ cũng kém hơn, theo các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là Tiến sĩ Charles Fuchs, Giám đốc Trung tâm Ung thư đường tiêu hóa tại Dana-Farber, và Tiến sĩ Brendan J. Guercio, cũng là người của Dana-Farber.
Nghiên cứu được khảo sát trên gần 1.000 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu yêu cầu họ điền vào bảng câu hỏi mô tả chế độ ăn uống ngay từ đầu cuộc khảo sát, trong quá trình hóa trị và một năm sau đó. Kế hoạch “đầy hứa hẹn” này loại bỏ mong muốn gợi lại thói quen uống cà phê năm của bệnh nhân nhiều năm sau đó – một nguyên gây thành kiến trong các nghiên cứu.
“Chúng tôi thấy rằng những người uống cà phê có ít nguy cơ tái phát ung thư, đồng thời cơ hội lành bệnh cũng cao hơn đáng kể”, Fuchs cho biết. Hầu hết các hiện tượng tái phát xảy ra trong vòng 5 năm điều trị và sau đó thì ít xảy ra hơn, ông lưu ý. Ở những bệnh nhân giai đoạn III, tế bào ung thư đã được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần khối u ban đầu, nhưng không có dấu hiệu di căn xa hơn. Fuchs cho biết những bệnh nhân này có khoảng 35% khả năng tái phát.
• Uống cà phê có caffeine mỗi ngày giảm đáng kể ung thư tái phát và tử vong trong giai đoạn III ung thư ruột kết.
• Lợi ích lớn nhất có được ở những người 4 bốn tách hoặc nhiều hơn trong một ngày.
• Các nhà nghiên cứu không khuyến cáo mọi người uống nhiều cà phê trong khi chờ đợi các nghiên cứu sâu hơn.
Mặc dù, kết quả có vẻ đã được khẳng định, nhưng Fuchs vẫn do dự khi đưa ra lời khuyên này cho bệnh nhân, đồng thời ông cũng yêu cầu có những nghiên cứu sâu hơn. “Nếu bạn là một người nghiện cà phê và đang được điều trị ung thư ruột kết, thì đừng dừng lại”, ông nói. “Nhưng nếu bạn không phải là người uống cà phê và băn khoăn liệu có nên bắt đầu, thì trước tiên bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình”.
Fuchs cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa cà phê có caffeine và nguy cơ tái phát ung thư ruột kết. Thêm vào một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cà phê có thể có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm giảm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh, u ác tính, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến.
Fuchs cho biết các nghiên cứu tập trung vào cà phê và các yếu tố dinh dưỡng khác vì uống cà phê cho thấy, ngoài khả năng chống lại một số bệnh ung thư, đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Trong phân tích các kết quả của nghiên cứu mới, Fuchs và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng nguy cơ giảm tái phát ung thư và tử vong hoàn toàn là do caffeine chứ không phải thành phần nào khác của cà phê. Tuy nhiên, ông chưa rõ vì sao ceffeine có được tác dụng này. Một giả thuyết được đặt ra là dùng caffeine làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, điều này có thể giúp giảm viêm, vốn là nguy cơ cho bệnh tiểu đường và ung thư, Fuchs cho biết.
Thay vì uống cà phê, Fuchs cho biết, mọi người có thể áp dụng các biện pháp khác để giảm nguy cơ ung thư và tránh béo phì, đó là tập thể dục thường xuyên, áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, ăn các loại quả hạch, điều này cũng làm giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Cindy, dịch từ Epoch Times