Dữ liệu chính thức của Trung Quốc xác nhận, sản lượng lúa mì đã giảm mạnh trong năm nay, trong khi cơ quan lập pháp bù nhìn của ĐCSTQ cho biết họ sẽ ban hành luật mới để cấm lãng phí thực phẩm. Động thái này càng cho thấy đất nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ban hành chỉ thị về việc lãng phí thực phẩm thông qua phương tiện truyền thông nhà nước Tân Hoa xã vào ngày 11/8, trong đó ông nói, “tình trạng lãng phí thực phẩm đang gây sốc và đáng lo ngại [ở Trung Quốc].” Đây là lần thứ hai trong những tuần gần đây, ông Tập bình luận về vấn đề lương thực của đất nước.
Vào ngày 26/7, Tân Hoa xã đã công bố một thông điệp khác của ông Tập, trong đó ông nói với các quan chức rằng hãy coi “nguồn cung cấp lương thực là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương”.
Sau khi ông Tập đưa ra chỉ thị mới, các diễn viên “mukbang” nổi tiếng hoặc video phát sóng cảnh họ đang ‘ngấu nghiến’ một lượng lớn thức ăn đã bị các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc chỉ trích.
Trong một báo cáo hôm 12/8, tờ báo nhà nước Hongxing News dẫn lời một giám đốc điều hành của Douyin – phiên bản tiếng Trung của ứng dụng chia sẻ video “ăn để diễn” nổi tiếng trên TikTok – rằng nền tảng này sẽ xóa những video như vậy và xóa tài khoản của người dùng nếu họ lãng phí thức ăn.
Một số tài khoản và video trên mạng xã hội của các nhân vật mukbang nổi tiếng ở Trung Quốc đã bị xóa vào hôm 13/8.
Trong khi đó, chính quyền địa phương cũng ban hành các quy định mới nhằm hạn chế lượng thức ăn mà người dân có thể đặt tại các nhà hàng.
Ví dụ, ở Vũ Hán – nơi bùng phát đại dịch COVID-19 – đã ra phán quyết vào ngày 11/8 rằng mọi người nên đặt bữa ăn “N-1” tại các nhà hàng, nghĩa là nếu 10 đến dùng bữa, họ chỉ nên đặt 9 phần ăn. Nếu bữa tiệc có từ 2 đến 3 người, các nhà hàng nên khuyến khích khách hàng đặt ½ suất ăn, theo quy định.
Thiếu lương thực
Ở Trung Quốc, nông dân chỉ bán ngũ cốc cho chính phủ. Các công ty thực phẩm sau đó sẽ ngũ cốc từ từ chính phủ để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm.
Do đó, dữ liệu chính thức có thể là thước đo cho số lượng cây trồng mà nông dân đã thu hoạch.
Hôm 12/8, Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia Trung Quốc thông báo rằng họ đã mua 42,857 triệu tấn lúa mì từ nông dân trong mùa hè này, tức là 9,383 triệu tấn, hay khoảng 18%, ít hơn cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu bao gồm phân tích một phần cho một số tỉnh. Trong số đó, chính quyền trung ương đã mua 36,061 triệu tấn từ 5 tỉnh là khu vực sản xuất lúa mì chính của cả nước — giảm khoảng 10 triệu tấn so với năm ngoái.
Dữ liệu không bao gồm các tỉnh khác sản xuất lúa mì, chẳng hạn như: Thiểm Tây, Sơn Tây, Nội Mông, Cam Túc, Tân Cương, Thanh Hải và 3 tỉnh đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, những vùng này gần đây đã bị hạn hán nặng.
Nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ – Tang Jingyuan cũng lưu ý rằng dữ liệu của chính quyền không đáng tin cậy, có nghĩa là sự sụt giảm sản lượng lúa mì thực sự có thể còn lớn hơn.
Năm nay, với những trận lũ lịch sử ảnh hưởng đến 27 tỉnh của Trung Quốc, ngoài sự xâm nhập của sâu bệnh và sự trì trệ do đại dịch, quốc gia này này đang phải sản xuất ít ngũ cốc hơn.
Thậm chí có khả năng gặp khó trong việc nhập khẩu ngũ cốc từ các nước khác.
Vào tháng 4/2020, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Bangladesh đã công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo, do gián đoạn hậu cần từ việc phong tỏa, liên quan đến COVID-19 hoặc thiếu nguồn cung cục bộ. Ấn Độ và Thái Lan là 2 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Và hôm 13/8, Ủy ban các vấn đề lập pháp trong cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc cho biết họ đang chuẩn bị ra các luật mới nhằm ngăn chặn lãng phí thực phẩm, bao gồm bằng cách điều chỉnh toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm — trồng cây, lưu trữ, vận chuyển, v.v.
Chủ nghĩa biệt lập?
Nhà bình luận Tang phân tích rằng các luật mới gợi ý vấn đề cung cấp lương thực – và ĐCSTQ muốn thiết lập một chuỗi sản xuất lương thực nội địa để không phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Ông nói rằng quyết định ban hành luật của Bắc Kinh – trái ngược với các chỉ thị ngắn hạn – chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc muốn tạo ra một hệ thống lương thực tự túc và tự cô lập mình với thế giới.
Thực tế là “Trung Quốc không thể tự nuôi sống mình ngay lúc này. Họ cần các loại ngũ cốc nhập khẩu,” Tang cho biết.
Khi được hỏi tại sao chính quyền trung ương lại ban hành các chính sách lương thực như vậy vào thời gian này, Yang Bin – nhà kinh tế học và là phó hiệu trưởng của Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc, nói với NTD rằng: “Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình] có ý định tách Trung Quốc ra khỏi thế giới. Ông ta có kế hoạch cắt đứt các kết nối với thế giới để tránh tất cả các lệnh trừng phạt tiềm tàng có thể xảy ra [đối với Trung Quốc],” Yang nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Hoa Kỳ gần đây đã trừng phạt các quan chức Trung Quốc có dính líu đến hành vi làm xói mòn các quyền tự do ở Hồng Kông và vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)