Các nhà tâm lý học hàng đầu thế giới luận giải nhân sinh: Thế giới rất đơn thuần, đời người cũng vậy

17/11/18, 09:29 Đọc & Suy ngẫm

Xã hội căn bản không phức tạp, chỉ là đạo đức nhân loại suy đồi, khiến con người trở nên phức tạp. Người có trí tuệ, có thể thấy rõ bản chất, mấu chốt của người và vật, đồng thời có thể dùng thiện niệm để đối mặt với tất cả.

Thế giới rất đơn thuần, đời người cũng vậy. (Ảnh: sohu)

Người thanh tịnh ưa thích thanh tịnh, cả người hồ đồ cũng hướng tới điều đó, thế giới từ trước đến nay không phức tạp, chỉ là con người quan niệm bất chính mới khiến cho thế giới trở nên vẫn đục. Mâu thuẫn lớn nhất trong tính cách con người là, bản tính tuy thiện, nhưng cũng vì lợi ích của bản thân mà không từ mọi thủ đoạn. Về luận giải nhân sinh, các nhà tâm lý học hàng đầu trình bày như sau:

Sigmund Freud

Sigmund Freud là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập ra Phân tâm học.

Sigmund Freud là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập ra Phân tâm học. Lĩnh vực mới nghiên cứu về tiềm thức mà ông khởi xướng thúc đẩy sự phát triển tâm lý học, nhân cách tâm lý học và thái độ tâm lý học, đặt nền móng cho một hình thức mới của y học hiện đại, tạo nên lý thuyết trụ cột cho nhân văn học của người phương Tây vào thế kỷ 20.

  1. Không có cái gọi là “đùa giỡn”, tất cả đùa giỡn đều có phần nghiêm túc.
  2. Không có cái gọi là “lỡ lời”, tất cả lỡ lời đều có chân thật trong tiềm thức.
  3. Người có tinh thần khỏe mạnh, luôn cố gắng làm việc và yêu thương người khác. Chỉ cần làm được hai chuyện này, những thứ khác không có gì khó khăn.
  4. Đời người giống như đi một nước cờ, một bước sai lầm, tất cả mất hết, điều này gây ra nhiều đau khổ; đời người còn không bằng đi một nước cờ, không thể chơi lại ván khác, cũng không thể hồi cờ.
  5. Không có kẻ nào không lý trí mà lại có thể nghe thấu lý lẽ.
  6. Đa số con người không thật sự muốn tự do, bởi vì tự do phải bao gồm cả trách nhiệm, mà đa số con người sợ trách nhiệm.
  7. Lương tâm là một cảm giác trong nội tâm, là sự cưỡng lại đối với một số mong muốn kỳ lạ thúc giục trong cơ thể chúng ta.
  8. Thế giới này không có ngẫu nhiên, chỉ có tất nhiên, cảnh trong mơ cũng thế.

Alfred Adler

Alfred Adler. (Ảnh: Getty)

Alfred Adler là nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập tâm lý học cá nhân, tiên phong của chủ nghĩa nhân bản tâm lý học, cha đẻ của tâm lý học bản thân hiện đại. Ông từng theo Freud để nghiên cứu thảo luận các vấn đề về thần kinh, nhưng ông cũng là người đầu tiên trong trường phái phân tâm học phản đối lại Freud.

  1. Người không có hứng thú với người khác thường là người gặp phải nhiều khó khăn trong đời, và thường gây nhiều tổn thương cho người khác. Tất cả thất bại của nhân loại, đều xuất phát từ loại người này.
  2. Sự can đảm để ứng phó đủ loại vấn đề trong đời, có thể chứng minh một người định nghĩ thế nào về ý nghĩa cuộc sống.
  3. Mỗi người chúng ta không có mức độ phức cảm tự ti giống nhau, bởi vì chúng ta đều muốn bản thân ngày càng ưu tú, để chính mình có một cuộc sống tốt hơn.
  4. Một người gặp phải một vấn đề không có cách nào giải quyết mà lại tin là mình có thể giải quyết, khi ấy người đó sẽ biểu hiện ra sự tự ti.
  5. Thế giới rất đơn thuần, đời người cũng vậy. Không phải thế giới phức tạp, mà là bạn biến nó thành phức tạp.
  6. Không ai sống trong thế giới khách quan, chúng ta đều sống trong một thế giới chủ quan mà mỗi người tư gán cho nó ý nghĩa.

Carl Gustav Jung

Carl Gustav Jung. (Ảnh: Getty)

Carl Gustav Jung là nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Vào năm 1970, ông hợp tác với Freud, phát triển và mở rộng lý thuyết phân tâm học kéo dài suốt 6 năm. Về sau, ông không đồng ý với ý tưởng của Freud nên tách ra, mỗi người một ngã, sáng lập nên lý luận tâm lý học phân tích nhân cách. Lý thuyết và tư tưởng của ông vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến nghiên cứu tâm lý học.

  1. Những nỗ lực trong suốt cuộc đời của một người là tổ hợp của tính cách mà người đó hình thành từ lúc nhỏ.
  2. Cô độc không phải là bên cạnh mình không có ai. Nguyên nhân thực sự cảm thấy cô độc là do họ không thể nói với người khác về những cảm nhận quan trọng nhất đối với mình.
  3. Nên kiên nhẫn với những khuyết thiết của thế giới này, cũng đừng đánh giá cao sự hoàn hảo của bản thân.
  4.  Vượt qua được những xung đột dữ dội nhất, sẽ mang lại cho chúng ta sự ổn định và trầm tĩnh. Để có được tâm lý ổn định và sự trầm tĩnh đó, cần phải có sự bùng nổ của những xung đột mãnh liệt đó.
  5. Những chuyện làm chúng ta để ý đến người khác, cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ chính bản thân mình.
  6. Trong một năm, số lượng đêm và ngày bằng nhau, cứ vậy mà kéo dài thời gian. Dù cho cuộc sống vui vẻ cũng có chỗ u ám của nó, nếu không có “đau buồn” cân bằng thì “vui sướng” cũng sẽ mất đi ý nghĩa. Kiên nhẫn bình tĩnh tiếp nhận những thay đổi trong đời là cách xử sự tốt nhất.
  7. Sáng tạo không đến từ trí thông minh, mà đến từ bản năng chơi đùa bắt đầu từ nội tại. Tính sáng tạo nghĩa là chơi đùa với đối tượng mình thích.
  8. Đối với bất cứ chuyện gì, muốn thay đổi nó trước hết phải chấp nhận nó. Khiển trách sẽ không giải quyết được gì, mà chỉ gây ra áp bức.
  9. Mang tính quyết định hết thảy, là cách chúng ta đối đãi với sự vật, chứ không phải bản thân sự vật như thế nào.
  10. Hiểu rõ những góc tối của bản thân, là cách tốt nhất để đối phó với góc tối của người khác.

Erich Fromm

Erich Fromm. (Ảnh: Getty)

Erich Fromm là người Do Thái quốc tịch Mỹ – Đức, ông là nhà triết học chủ nghĩa nhân bản và phân tâm học. Ông nỗ lực suốt đời để sửa đổi học thuyết phân tâm học của Freud cho phù hợp với hoàn cảnh tinh thần của người phương Tây sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Lý thuyết phân tâm học của ông có ảnh hưởng lớn đến thế giới.

  1. Mỗi ngày ngồi yên tĩnh mười lăm phút, lắng nghe nhịp thở của bạn, cảm nhận nó, cảm nhận chính bạn, đừng nghĩ đến bất cứ điều gì.
  2. Ham muốn là vô tận và không đáy, còn làm cho con người mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần.
  3. Trên đời này, lương tâm nên lớn hơn tài năng.
  4. Điều quan trọng nhất là học được cách một mình, không đọc sách, không nghe radio, không hút thuốc, không uống rượu. Có khả năng tập trung hay không biểu hiện ở việc bạn có thể một mình hay không, và khả năng này là một điều kiện để học cách yêu.
  5. Sự thỏa mãn của tất cả những ham muốn bản năng không phải là nền tảng của hạnh phúc, hơn nữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
  6. Định nghĩa về giàu có, không phải là người có được nhiều, mà là người cho đi nhiều.
  7. Con người hiện đại sống với ảo tưởng rằng anh ta biết rõ mình theo đuổi điều gì, nhưng thực tế, những thứ anh ta theo đuổi, chỉ là những thứ mà người khác muốn anh ta theo đuổi mà thôi.
  8. Con người, đều sống trong ảo tưởng, tự cho là biết rõ mình muốn đồ vật gì, nhưng thực tế là chỉ muốn những thứ mà người khác cho là mình muốn mà thôi.

Khi mà đạo đức con người quay trở lại, hoàn cảnh xã hội cũng sẽ theo đó mà thay đổi. Người đơn giản, thế gian liền trở nên đơn giản, bạn phức tạp, thế giới sẽ biến thành phức tạp!

Tuệ Tâm (Theo Sound of Hope)

Tuệ Tâm

Tuệ Tâm

BTV trang TinhHoa.net với những bài viết suy ngẫm về cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?