Các đại biểu quốc hội Canada và các nhà hoạt động nhân quyền đang yêu cầu Canada sử dụng Đạo luật Magnitsky để xử phạt 14 quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm cho tội ác đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, Epoch Times đưa tin.
“Canada phải sử dụng đạo luật này để xử phạt các quan chức chính phủ cộng sản, những người đang thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền thô thiển về tù đày, mổ cướp nội tạng và giết hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp”, nghị sĩ đảng Bảo thủ James Bezan – một trong những người tiên phong lên tiếng kêu gọi dụng áp đạo luật Magnitsky ở Canada.
Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada cho biết, khi nhóm đánh dấu kỷ niệm 21 năm chính quyền Bắc Kinh khởi động chiến dịch đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào ngày 20/7/1999, họ đã đệ trình một danh sách gồm 14 quan chức lên Bộ trưởng Ngoại giao François-Philippe Champagne. Yêu cầu xử phạt những cá nhân này theo Đạo luật, cùng với gần 300 trang văn bản đệ trình “Danh sách 14 quan chức Trung Quốc bao gồm cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, thủ phạm chính, và kẻ đứng sau cuộc đàn áp, kẻ đã tìm cách tiêu diệt Pháp Luân Công vì sự phổ biến, và vì nhóm người này từ chối khuất phục trước sự kiểm soát của ĐCSTQ”, hiệp hội nói trong một tuyên bố.
Trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã liên tục lạm dụng các quyền hạn ngoài vòng pháp luật để thực hiện các vụ bắt bớ, tra tấn, giết chóc và thậm chí cưỡng chế mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn.
Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bao gồm 5 bài tập thiền định và các giáo lý về đạo đức. Vào những năm 1990, ước tính khoảng 70 – 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc. Sau khi phát động chiến dịch đàn áp vào năm 1999, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và bị giam giữ trong các nhà tù, trại cưỡng bức lao động, trung tâm tẩy não và các trại tâm thần, nơi nhiều người bị ngược đãi và tra tấn, buộc họ phải từ bỏ tập luyện và đức tin. Cho đến hiện tại, các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị giam giữ và đàn áp tại các cơ sở này.
“Đối với những người bên ngoài, quả thật kỳ lạ khi một tổ chức với sự quản lý rất lỏng lẻo, thực hành một môn tâm linh, một môn tập dựa trên nền tảng khí công truyền thống của Trung Quốc (thiền định, các động tác nhẹ nhàng chậm rãi), và không có mục đích chính trị lại bị đàn áp vô cùng tàn nhẫn như vậy,” Clive Hamilton viết cuốn sách “Cuộc xâm lăng thầm lặng”, xuất bản năm 2018.
“Nhưng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ lại cảm thấy bị đe dọa, bởi một phong trào có nhiều thành viên hơn đảng và thu hút sự quan tâm lớn hơn. Vào thời nay, không có nhóm người nào ở Trung Quốc bị khủng bố một cách dã man, và và tàn bạo kéo dài lâu hơn Pháp Luân Công”, cuốn sách cho biết thêm.
Irwin Cotler – cựu bộ trưởng tư pháp thuộc Đảng tự do, người cũng tham gia lời kêu gọi áp dụng đạo luật Magnitsky trừng phạt các quan chức Trung Quốc cho biết, các học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bị giết hại, và tra tấn một cách phi pháp chỉ vì đức tin vào các giá trị tinh thần phổ quát đó là: Chân-Thiện-Nhẫn.
“Chúng tôi khuyến khích chính phủ Canada sử dụng Đạo luật Magnitsky để xử phạt, ít nhất 14 quan chức chính phủ Trung Quốc đã được xác định và phải chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền một thô bạo”, nghị sĩ đảng bảo thủ Peter Kent kiêm chủ tịch của Nghị viện Pháp Luân Công cho biết.
Ngô Thanh Hải – Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Canada nói: “Đã đến lúc Canada đòi lại quyền lãnh đạo của mình như một người bảo vệ nhân quyền trên trường quốc tế, bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt theo đạo luật Magnitsky đối với các quan chức Trung Quốc”.
Năm 2019, một tòa án độc lập ở London, Anh, đã phát hiện rằng ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục giết hại các học viên Pháp Luân Công và bán nội tạng của họ để trục lợi. Tòa án được Sir Geoffrey Nice lãnh đạo. Trước đây, Sir Geoffrey Nice đã từng lãnh đạo việc truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, vì các tội ác chiến tranh tại Tòa án Hình sự Quốc tế, trong đó có tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người…
Canada đã thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2017. Đạo luật này có nhiều phiên bản đã được thông qua ở các quốc gia khác nhau, được đặt theo tên của Sergei Magnitsky, một luật sư người Nga đã phát hiện ra vụ gian lận thuế lớn nhất trong lịch sử nước mình, và sau đó chết vì bị tra tấn trong khi bị giam giữ tại Moscow vào năm 2009.
Luật pháp cho phép Canada xử phạt các cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền thô bạo. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt có thể cấm các cá nhân vào Canada, cấm tham gia vào các giao dịch tài chính ở Canada, hoặc với người dân Canada bên ngoài đất nước Canada.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)