Tên lửa Trường Chinh 5B được phóng cùng với mô-đun thử nghiệm Vấn Thiên vào ngày 24/7, thời gian và địa điểm mà mảnh vỡ tên lửa rơi đã thu hút sự chú ý. Tập đoàn hàng không vũ trụ Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Ba (26/7) rằng, một phần của tên lửa dự kiến sẽ đi vào bầu khí quyển một cách không kiểm soát vào khoảng ngày 31/7, có thể rơi trên một khu vực rộng lớn của địa cầu.
Những người theo dõi các mảnh vỡ không gian trên khắp thế giới đã theo dõi tên lửa đẩy này rơi trở lại mặt đất dưới lực ma sát không khí sau khi tên lửa phóng. Các nhà phê bình nói rằng một loạt các bộ phận sẽ rơi xuống mà không thể khống chế.
Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ (Aerospace Corp.) cho rằng do tên lửa Trường Chinh 5B tái nhập một cách mất kiểm soát, xác suất phần xác của tên lửa rơi trong khu vực đông dân cư không phải là con số không.
Tập đoàn hàng không vũ trụ cho biết hôm thứ Ba (26/7) rằng: “Do đặc tính không thể kiểm soát được của nó, xác suất các mảnh vỡ còn lại rơi xuống các khu vực đông dân cư không phải là 0 – hơn 88% dân số thế giới sống ở các khu vực mà các mảnh vỡ có thể quay trở lại Trái Đất.”
Theo dự báo do tập đoàn cung cấp, các khu vực mà xác tên lửa có thể đổ bộ bao gồm một phần lớn của Hoa Kỳ, cũng như châu Phi, Australia, Brazil, Ấn Độ và Đông Nam Á.
Đối với mối nguy cơ này, ĐCSTQ đã bác bỏ, đem mối quan tâm của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác nói thành hành động “bôi nhọ” và “vu khống”.
Trang Bloomberg đưa tin, Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn, cho biết tên lửa đẩy này của Trung Quốc hiện đã “chết” và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan vũ trụ Trung Quốc.
McDowell nói: “Đặt cược tốt nhất là nó sẽ rơi xuống đại dương”, mặc dù các mảnh vỡ tên lửa đẩy rất có thể rơi ở “khu vực đông dân cư”.
McDowell cho biết thêm nhiều mảnh vỡ có thể rơi xuống Trái Đất vào cuối năm nay, khi Bắc Kinh phóng một tên lửa Trường Chinh khác lên trạm vũ trụ.
McDowell trước đây đã nói rằng, nói chung, cộng đồng không gian quốc tế cố gắng tránh một “sự trở lại mất kiểm soát” như tên lửa Trường Chinh 5B. Hầu hết các tên lửa được sử dụng để phóng vệ tinh và các vật thể khác vào không gian đều có khả năng có thể kiểm soát được khi vào tầng khí quyển, mục tiêu rơi xuống là các đại dương, hoặc bị bỏ lại trong cái gọi là quỹ đạo “nghĩa địa”, khiến chúng ở trong không gian trong nhiều thập kỷ hoặc mấy thế kỷ. Nhưng tên lửa Trường Chinh không được thiết kế theo phương thức như vậy, các tính năng của chúng khiến người ta không thể xác định chính xác thời điểm hoặc vị trí tên lửa đẩy sẽ rơi xuống.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm thứ Tư rằng, Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ việc tái nhập vào tầng khí quyển của tên lửa.
Đây không phải là nhiệm vụ đầu tiên của tên lửa Trường Chinh 5B.
Vào năm 2020, tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc đã mang một nguyên mẫu tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc trong lần phóng đầu tiên. Tên lửa đẩy này cũng quay trở lại một cách mất kiểm soát và một số mảnh vỡ rơi xuống Bờ Biển Ngà, làm hư hại một số tòa nhà. Lúc đó không có báo cáo nào về thương vong.
Vào năm 2021, sau vụ phóng tên lửa Trường Chinh 5B lần thứ hai, nó đã trải qua một chuyến bay không kiểm soát trong hơn một tuần, khiến các giới lo lắng. Các mảnh vỡ của tên lửa đẩy cuối cùng đã rơi xuống Ấn Độ Dương gần Maldives.
Vào thời điểm đó, quản trị viên của NASA, Bill Nelson, cho biết “Các quốc gia tham gia vào các hoạt động ngoài vũ trụ phải giảm thiểu rủi ro đối với con người và tài sản do việc đưa các vật thể không gian trở lại Trái Đất và tối đa hóa tính minh bạch về các hoạt động thay đổi. Rõ ràng là Trung Quốc (ĐCSTQ) không đạt tiêu chuẩn có trách nhiệm trong việc (xử lý) các mảnh vỡ không gian của họ.”
Tử Vi (Theo The Epoch Times)