Tinh Hoa

Các loài vật sở hữu những công nghệ khiến con người phải ‘ngả mũ’

Những loài vật như cá, nhện, hàu, v.v.. tuy bé nhỏ lại sở hữu những công nghệ khiến con người phải ‘ngả mũ’.

1. Sợi dai, bền như của nhện

Tơ nhện là một kỳ quan thiên nhiên mà các nhà khoa học đang cố gắng để sản xuất đại trà. Các sợi tơ vừa có độ cứng như thép, lại có thể co giãn một cách dễ dàng. Xét về độ dai, tơ nhện có thể so sánh với chất liệu được sử dụng trong áo giáp chống đạn, lốp xe đạp và các mặt hàng hàng không vũ trụ.

Những con nhện đã sản xuất tơ từ hàng ngàn năm. Còn con người mới chỉ khai phá ra dạng sợi này từ trong những năm đầu thập niên 1960, áp dụng nó vào loạt các mặt hàng, bao gồm cả áo khoác bảo vệ, dây chằng, cầu treo…

2. Phát minh quần áo ấm

Không giống như cá, chim cánh cụt là động vật máu nóng nhưng nó lại có cách giữ ấm hoàn hảo cho cơ thể dù phải sinh sống ở môi trường cực kỳ lạnh giá. ‘Chiếc áo ấm’ của chim cánh cụt có 2 phần: phần đầu tiên là lớp mỡ dày giúp chống lạnh, phần thứ 2 là các bong bóng khí hình thành dưới lớp lông.

Những chiếc lông ngắn, cứng của chim cánh cụt được phân bố đều, tạo ra một lớp không khí xung quanh cơ thể, bảo vệ loài vật khỏi cái lạnh. Loài này cũng có thể điều chỉnh sự sắp xếp của những chiếc lông để tạo ra một hàng rào chống nước xâm nhập khi bơi.

3. Kỹ thuật sonar

Kỹ thuật sonar (Sound Navigation And Range) hay còn gọi là sóng âm. Đây là kỹ thuật sử dụng âm thanh để xác định đối tượng và điều hướng, thường được sử dụng dưới nước. Công nghệ tương tự cũng được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh.

Tuy nhiên, ở một số loài động vật, chẳng hạn như cá heo hay con dơi, chúng đã phát triển hệ thống định vị không gian từ hàng triệu năm. Trong khi đó, nghiên cứu về công nghệ sonar của con người mới chỉ phát triển mạnh từ Thế Chiến 2.

4. Chất keo

Một số loài động vật có thể sinh ra các chất keo dính tự nhiên rất giỏi. Ví dụ, nhện tiết ra keo trên tơ mạng nhện để bắt và bẫy côn trùng. Hàu và trai cũng có thể gắn chặt cơ thể vào bề mặt đá nhờ chất keo dính.

5. Chất chống đông lạnh

Loài cá băng thường được tìm thấy ở những vùng nước rất lạnh như ở Nam cực và Bắc cực, nhưng cơ thể chúng lại không bị đóng băng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chúng có thể tự tạo ra một loại protein được gọi là “protein chống đông”. Các protein chống đông kết dính với những tinh thể băng ở máu để ngăn không cho các loài cá này bị đóng băng, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ngày nay chất chống đông thường được đưa vào các sản phẩm như: sữa bột, muối tinh, bột kem sữa, cà phê, v.v… nhằm hạn chế sự vón cục. Và tất nhiên là chất này mới ra đời từ cách đây vài chục năm còn loài cá này đã xuất hiện từ cách đây khoảng 100 triệu năm.

Theo KT