Dưới sự giám sát ngày càng chặt chẽ từ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, hàng loạt các công ty lớn của Trung Quốc đang phải vật lộn trong việc tìm kiếm bảng niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông, theo The Epoch Times.
Báo cáo truyền thông nổi lên trong tuần qua cho biết hai công ty công nghệ Trung Quốc là công ty giải trí và trò chơi trực tuyến NetEase và gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com đang cố gắng bán các cổ phần của họ tại Hồng Kông vào cuối năm nay.
Việc đổ xô đến Hồng Kông là do bị thúc đẩy dưới áp lực từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Các nhà phân tích cho biết tình hình căng thẳng thương mại đã khiến nhiều công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ phải chịu áp lực.
Vụ bê bối tài chính gần đây liên quan đến các công ty Luckin Coffee và iQiyi, Inc. của Trung Quốc, đã làm tăng thêm sự ngờ vực của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với chứng khoán Trung Quốc.
Chuyển đến gần ‘sân nhà’
Vào ngày 5/5, Reuters cho hay tập đoàn công nghệ Trung Quốc NetEase, hiện đang được niêm yết trên Nasdaq, sẽ trở thành công ty lớn tiếp theo của đại lục bán ra cổ phần tại Hồng Kông.
Công ty có trụ sở tại Hàng Châu này có thể huy động tới 2 tỷ USD trong thương vụ bán hàng ở Hồng Kông. Công ty có vốn hóa thị trường lên tới 42,5 tỷ USD, theo Refinitiv.
Thông tin từ Reuters cho biết, quyết định của NetEase về việc thực hiện niêm yết thứ cấp sau một động thái tương tự của JD.com, đặt ra mục tiêu tăng 3 tỷ USD trong một thỏa thuận có khả năng diễn ra vào đầu tháng 6/2020.
Thời báo The Epoch Times đã liên hệ với NetEase và JD.com để thu thập ý kiến bình luận.
Theo một báo cáo từ Bloomberg, một số công ty Trung Quốc đã thăm dò các danh sách thứ cấp ở Hồng Kông sau khi Tập đoàn Alibaba bán thêm 13 tỷ USD cổ phần vào năm 2019.
Vào đầu năm nay, các phương tiện truyền thông cũng đã báo cáo rằng công cụ tìm kiếm Trung Quốc Baidu và gã khổng lồ ngành du lịch trực tuyến Ctrip cũng đang bàn bạc với ngân hàng về các danh sách thứ cấp ở Hồng Kông.
Gian lận bị vạch trần
Các công ty Trung Quốc được liệt kê trên các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ đã phải chịu áp lực trong việc mở sổ kiểm toán để cơ quan quản lý của Hoa Kỳ kiểm tra. Nhưng chính quyền Trung Quốc ngăn chặn Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Hoa Kỳ kiểm tra các giấy tờ kiểm toán của các công ty Trung Quốc này, với lập luận rằng chúng là “bí mật nhà nước”.
Sự thiếu minh bạch này đã mở ra cánh cửa cho các công ty Trung Quốc thực hiện hành vi gian lận tài chính ở Mỹ. Đầu tháng 4/2020, thương hiệu đồ uống Trung Quốc Luckin Coffee đã thừa nhận rằng giám đốc điều hành và những người trong cuộc khác đã tạo ra doanh thu 310 triệu USD cho công ty vào năm 2019. Tuy nhiên, cổ phiếu của Luckin hiện đã giảm tới 82% trên sàn giao dịch chứng khoán tại Hoa Kỳ, gây nguy hiểm cho bảng cân đối kế toán của Haitong Securities, Morgan Stanley và Credit Suisse. Các ngân hàng này đã cho CEO của Luckin vay tới 340 triệu USD dựa trên giá trị cổ phiếu mà ông ta sở hữu.
Nhà lãnh đạo dịch vụ phát phóng video trực tuyến Trung Quốc iQiyi, còn được mệnh danh là “Netflix của Trung Quốc”, gần đây cũng bị cáo buộc đã phóng đại quá doanh thu của mình lên tới 1,9 tỷ USD vào năm 2019.
Được biết vào tháng 6 năm ngoái, một nhóm các nhà lập pháp từ lưỡng đảng do Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida dẫn đầu đã giới thiệu các dự luật đến Thượng viện và Hạ viện nhằm buộc các công ty Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác có niêm yết ở Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định công khai tài chính của Washington hoặc hủy bỏ niêm yết.
Thiện Thành (Theo The Epoch Times)