Chúng ta thường nghe về đầu tư và chi tiêu lãng phí ở Trung Quốc, và việc này sẽ không có một kết thúc tốt đẹp.
Ngân hàng đầu tư của Úc là Macquarie thời gian tới đây sẽ chỉ cho chúng ta thấy những gì đang diễn ra trong thực tế. Các nhà phân tích đã quan sát các trái phiếu phát hành từ 780 công ty Trung Quốc, với giá trị nợ 3,47 ngàn tỷ USD (một lượng mẫu khảo sát khá toàn diện), đồng thời theo dõi nỗ lực chi trả các khoản lãi này.
Đáp án đưa đến không quá thú vị.
Khác biệt rất nhiều với những tập đoàn nhà nước, các công ty tư nhân phải sử dụng lợi nhuận của mình để trả chi phí lãi vay.
Rồi sau đó, họ cũng sẽ phải dùng lợi nhuận thu được để trả nợ. Nếu như họ đủ khả năng để bù lãi và trả hết nợ mà không thua lỗ, thì việc vay nợ dù cho nguyên nhân nào cũng đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, Macquarie nói rằng hơn 20% các công ty được khảo sát, đã không thể bù lãi với lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế và lãi, viết tắt là EBIT).
Điều này có nghĩa là tổng chi phí lãi của họ trong năm là lớn hơn lợi nhuận của năm đó. Nói cách khác, họ sẽ phải đi vay nhiều tiền hơn hoặc phải tăng vốn chủ sở hữu để trả các khoản nợ hoặc sẽ vỡ nợ. Phần lớn các công ty này hoạt động trong lĩnh vực khai mỏ, nguyên vật liệu và kinh doanh hạ tầng.
“Hơn một nửa các khoản nợ lũy tích trong lĩnh vực này có EBIT không được thanh toán trong năm 2014 và tất cả các ngành bên dưới đều trong tình trạng này, đặc biệt là ngành hợp kim, than và thép”.
Khuynh hướng này đang xấu đi: Tỷ lệ các công ty không có khả năng trả lãi tăng từ 19,9% trong năm 2013 lên 23,6% trong năm 2014.
Thậm chí nếu nhìn xa hơn vào năm 2007, chỉ có 160 tỷ USD trái phiếu, và tất cả các công ty đã có thể dễ dàng trả lãi bằng thu nhập hoạt động của mình.
Do tình trạng nợ trầm trọng, nhà cầm quyền đã thổi phồng bong bóng chứng khoán, để giúp các công ty dễ dàng tiếp cận nguồn vốn góp – một cuộc thử nghiệm đem lại kết quả không như mong đợi khi mà họ cấm IPOs (phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng) vào thời điểm thị trường bị sụp đổ.
Thêm vào đó, ở Trung Quốc, thị trường trái phiếu thường có tính cạnh tranh hơn so với các khoản vay ngân hàng nơi mà các quyết định cho vay thường dựa trên yếu tố chính trị hơn kinh tế. Tổng mức nợ của các doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngân hàng và trái phiếu, cũng như các khoản tài chính “ngầm” vào khoảng 125% GDP hoặc 12,5 ngàn tỷ USD, theo McKinsey.
Và chẳng ai biết có bao nhiêu công ty lợi nhuận đủ để trả các khoản nợ lên đến hàng ngàn tỷ USD này.
Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times
Theo Vietdaikynguyen