Cả thế giới đang thu nhỏ lại, còn vi khuẩn lao đang phát triển mạnh hơn

13/04/16, 20:15 Chưa phân loại

Tại Việt Nam, dịch lao là một vấn đề y tế công cộng quan trọng. WHO đã xếp Việt Nam vào vị trí thứ 11 trong số 22 nước có bệnh lao cao nhất thế giới. Nếu không có biện pháp chúng ta sẽ mất đi dân số của một huyện lớn mỗi năm.

4767942-3x2-940x627
Căn bệnh giết chết hàng nghìn người mỗi ngày. (Ảnh: Internet)

WHO: Bệnh lao vẫn là thảm họa của nhân loại

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi (vi khuẩn lao ưu khí) nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.

Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 1,5 triệu người tử vong (ước tính 2016), hầu hết ở các nước đang phát triển.

Đa số các trường hợp (90%) nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Tuy số người chết vì bệnh lao đã giảm đi rất nhiều, theo WHO năm 2016 mỗi ngày vẫn có khoảng 4.100 người chết, so với bệnh AIDS 3.300, làm cho bệnh này vẫn là bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất trên thế giới.

Sự sao nhãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, multiple drug resistant) đang tăng. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao.

Sự nguy hiểm của Vi khuẩn Lao

page

Không có nơi nào tránh được vi khuẩn lao; bất kỳ ai hít thở không khí cũng bị đe doạ.

Cả thế giới đang thu nhỏ lại, còn vi khuẩn lao đang phát triển mạnh hơn.

Vi khuẩn lao kháng đa thuốc đã lan tràn không thể đẩy lùi được.

Cả thế giới hiện như đang ngồi trên một trái bom – là chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc.

Một khi điều trị không đúng, nó còn nguy hiểm hơn cả không chữa chạy gì. Vì sao vậy? Bởi do sự xuất hiện các chủng kháng nhiều thuốc của vi khuẩn lao trong những năm gần đây.

Hiện tượng này xảy ra vì bệnh nhân dùng thuốc chống lao không đúng hoặc theo công thức thiếu hoàn chỉnh, hoặc điều trị không hợp lý. Một khi bệnh lao phát triển ở những đối tượng như thế, bệnh sẽ rất khó chữa và hậu quả phổ biến là tử vong.

Lao và HIV-  “cặp đôi hòa hảo” đầy sức tàn phá

page

Khi người nhiễm HIV bị nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn, HIV gây suy giảm miễn dịch cơ thể, do đó tạo điều kiện làm bùng phát bệnh lao (người nhiễm HIV dễ mắc bệnh lao gấp 30 lần so với người không nhiễm). Cũng vì vậy mà bệnh nhân lao nhiễm HIV có chiều hướng diễn biến nhanh hơn, nặng nề hơn, đặt ra nhiều vấn đề hơn trong chẩn đoán và điều trị.

Các triệu chứng của bệnh lao thường gặp là gầy sút, sốt nhẹ, ra mồ hôi đêm, đau vùng ngực, lưng; ăn kém và ho kéo dài trên 3 tuần.

Nếu bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bị mắc lao thì có thể triệu chứng của bệnh lao sẽ bị lu mờ hoặc không điển hình, ví dụ: sốt mà không ho.

Bệnh lao là bệnh xã hội

Bệnh lao bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội. Các nước nghèo, mức sống thấp bệnh lao thường trầm trọng. Chỉ nhờ cuộc sống được nâng cao mà ở các nước phát triển nguy cơ nhiễm lao giảm mỗi năm 4 – 5% vào nửa sau của thế kỷ XX, trong khi các nước nghèo sự giảm tự nhiên này không xảy ra. Bệnh lao cũng đã tăng lên rõ rệt qua hai cuộc thế chiến ở thế kỷ XX, cả những nước thắng trận và bại trận.

Ngoài ra trình độ văn hoá thấp, các phong tục tập quán lạc hậu, cũng ảnh hưởng đến việc khống chế, giải quyết bệnh lao ở một quốc gia.

Ở hầu hết các nước có thu nhập cao, 80% số người nhiễm lao ở tuổi trên 50, nhưng trái lại, ở các nước đang phát triển, gần 80% trong số họ dưới 50 tuổi. Ước tính sẽ có 300 triệu người nhiễm lao trong thập kỷ tới.

Mỗi năm một huyện

Nếu không có các biện pháp phòng ngừa tích cực, số nạn nhân mắc bệnh lao ở nước ta hàng năm sẽ duy trì ở mức tương đương dân số một huyện lớn (năm 1995 là 130 ngàn người!). Không tính tổn thất vật chất, mà bản thân người trong cuộc phải gánh chịu, tác động tiêu cực đối với xã hội của đội quân bệnh nhân khổng lồ như thế lớn đến chừng nào?

Lịch sử Ngày chống Lao thế giới

Ngày 24/3/1992: nhân kỷ niệm 100 năm ngày Robert Koch phát hiện ra Vi khuẩn Lao, Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội chống Lao Quốc tế đã tài trợ để tổ chức Ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao.

Ngày 24/3/1998: lần đầu tiên được coi là ngày chính thức của Liên hợp quốc.

Ngày 24 tháng 3 hàng năm không phải là ngày lễ kỷ niệm mà là ngày nhắc nhở toàn nhân loại rằng: Bệnh lao – kẻ giết người man rợ và nguy hiểm nhất đang còn tồn tại, mặc dù hiện nay chúng ta đã có thuốc men và nhiều phương tiện.

Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao được tổ chức thường xuyên vào ngày 24/3 hàng năm ở tất cả các Quốc gia trên toàn thế giới nhằm mục đích phổ biến rộng rãi, tăng cường kiến thức và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đối với công tác phòng chống lao.

Nhẫn Đông tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?