Tinh Hoa

Cả thế giới bị lừa trước những bức ảnh photoshop quá đỉnh

Những hình ảnh dùng photoshop để chỉnh sửa lại một cách tỉ mỉ và chân thật đến kinh ngạc. Có thể nói hầu hết mọi người đều bị đánh lừa bởi những bức hình này. Bạn thì sao?

Tưởng chừng đây là một sự giả mạo hiển nhiên do kích thước quá lố của con mèo nhưng vẫn rất nhiều người bị lừa. Cordell Hauglie ban đầu dùng Photoshop như một trò đùa và chia sẻ bức ảnh này với bạn bè vào năm 2000.
Hình ảnh này xuất hiện trên trang nhất tờ LA Times vào năm 2003, không lâu sau khi Mỹ và liên quân có mặt tại Iraq. Người ta nhanh chóng phát hiện ra ảnh này được lắp ghép từ nhiều bộ phim nhằm tạo ra một hình ảnh hấp dẫn hơn để bán cho các tờ báo.
Sự kiện bi thảm 11/9/2001 đã được khơi lại với hình ảnh này. Nhiều người phát hiện đây chỉ là ảnh giả khi xem xét chi tiết hình ảnh chiếc máy bay.
Bức ảnh ấn tượng này cho thấy tượng Đức Phật được điêu khắc tinh xảo giữa một ngọn tháp khổng lồ ở Bhutan. Đây thực chất là một sự lắp ghép bằng cách sử dụng phần mềm Photoshop.
Hình ảnh không thể tin này được lan truyền trên các mạng xã hội và đã lừa được hàng trăm ngàn người. Thực tế chẳng có cách nào để bàn chân em bé vượt qua các cơ bắp, lớp mỡ và tử cung người mẹ để in dấu như vậy.
Độc giả luôn mong đợi các ấn phẩm như National Geographic sử dụng hình ảnh một cách trung thực, không sử dụng hình ảnh giả mạo. Bức ảnh trên rất nổi tiếng khi xuất hiện trên trang bìa của National Geographic, mặc dù cũng dễ nhận ra rằng các kim tự tháp đã được “di chuyển” đến gần nhau hơn.
Hình ảnh này rất nổi tiếng trong đầu những năm 2000 khi nó được gửi qua email đến hàng triệu hộp thư trên thế giới. Nó cho thấy hình ảnh chiếc trực thăng Black Hawk thoát khỏi một con cá mập. Bức ảnh xuất hiện tại thời điểm Internet bùng nổ và nó đã trở thành một trong những trò lừa đảo đầu tiên trên mạng.
Khi có tin quân đội Mỹ đã giết chết Osama bin Laden, nhiều hình ảnh bắt đầu xuất hiện hiển thị xác chết của cựu lãnh đạo Al Qaeda. Đây là một trong những ảnh được lưu hành rộng rãi nhất nhưng bức ảnh này thực chất lấy từ bộ phim Black Hawk Down bằng cách thay thế đầu của một người lính đã chết bằng đầu của Bin Laden.
Người ta đã Photoshop hình ảnh một nơi đang xảy ra lũ lụt có sự xuất hiện của cá mập. Bức ảnh trên đã lan rộng đến một số trang web tin tức cũng như được chia sẻ trên các mạng xã hội.
Abraham Lincoln là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đây là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của Tổng thống. Bức ảnh được in trong sách giáo khoa trong nhiều thập kỷ và thực chất nó đã được ghép từ hai hình ảnh. Đầu của Lincoln được đặt trên cơ thể của chính trị gia miền Nam John Calhoun bởi Tổng thống không có bất kỳ hình ảnh toàn thân nào.
Bức ảnh này được lưu hành trong năm 2012. Độ cao của cơn bão cát gây ra sự hoảng loạn cho người dân New York khi nó xuất hiện trên các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter. May mắn cho tất cả mọi người, đây chỉ là bức ảnh giả mạo được ghép từ hai hình ảnh riêng biệt nhằm tạo ra ấn tượng mạnh.

Theo Hồng Minh
VOV

Theo Tấm Gương