Trong giải thi đấu game chuyên nghiệp Hearthstone Grandmasters được tổ chức tại Đài Loan, tuyển thủ Hồng Kông có biệt danh “Blitzchung” sau chiến thắng và được phỏng vấn đã hô to “Quang phục Hồng Kông, thời đại cách mạng”. Hãng game Blizzard Entertainment ngay lập tức xóa tên người này và thu hồi tiền thưởng.
Động thái này của Blizzard đã khiến những người ủng hộ cuộc biểu tình ở Hồng Kông bất bình. Mark Kern, nhà sáng lập và cũng là thiết kế chính của World of Warcraft nổi tiếng, tuyên bố ông sẽ tẩy chay Blizzard, phân định giới tuyến rạch ròi với chính quyền Trung Quốc.
Cuối tuần trước, mùa 2 của giải đấu chuyên nghiệp Hearthstone Grandmasters do hãng Blizzard Entertainment tổ chức đã bước vào trận chung kết. Tuyển thủ Hồng Kông là “Blitzchung” đã đánh bại tuyển thủ Hàn Quốc giành chiến thắng. Khi được phóng viên phỏng vấn, anh lộ diện với mắt kính bảo hộ và mặt nạ phòng độc, hô to “Quang phục Hồng Kông, thời đại cách mạng”. Hai bình luận viên Đài Loan cũng vỗ tay ủng hộ tuyển thủ.
Tuy nhiên, đoạn video ghi hình lúc phỏng vấn đã bị xóa bỏ, hãng Blizzard Entertainment ngay sau đó trên website chính thức đã ra thông báo cho biết, “Blitzchung” và hai bình luận viên Đài Loan đã vi phạm điều lệ thi đấu, lập tức bị gạch tên trong danh sách tuyển thủ, đồng thời thu hồi giải thưởng, cấm tham gia giải đấu Hearthstone Grandmasters trong vòng 1 năm. Hai bình luận viên Đài Loan cũng bị cắt hợp đồng.
Thông tin về Blizzard Entertainment cho thấy, công ty Activision Blizzard có mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với tập đoàn Tencent trong nhiều năm qua, trong đó Tencent sở hữu 4.99% cổ phần công ty này.
Động thái của Blizzard Entertainment đã gây ra làn sóng phản đối của cộng đồng người chơi game toàn cầu. Trên các diễn đàn chính thức của Blizzard như Twitter, Reddit, nhiều người kêu gọi phản đối trò chơi này.
Nhân viên của Blizzard cũng bất mãn trước quyết định này của ban giám đốc, nên đã lấy giấy dán che kín câu khẩu hiệu cốt lõi của hãng “Suy nghĩ toàn cầu” (Think Globally) và “Tôn trọng mọi ý kiến” (Every Voice Matters).
Nhà thiết kế chính của “World of Warcraft” đã công khải tẩy chay Blizzard
Mark Kern, nhà thiết kế chính và là cha đẻ của tên game kinh điển “World of Warcraft”, đã đăng bình luận trên Twitter với tư cách là cựu nhân viên của Blizzard. Ông cho biết sẽ tham gia chiến dịch “phản đối Blizzard”, ngoài ra bản game “Em-8ER” mà ông đang chế tác sẽ từ chối bất kỳ khoản đầu tư nào liên quan đến Trung Quốc.
Mark Kern còn cho biết, ông đã nhìn thấy được sự thâm nhập của Trung Quốc vào các hãng game lớn của Mỹ. Khi đó ông từng trực tiếp chứng kiến hành động hủ bại của công ty Trung Quốc, và bị buộc rời khỏi studio vì từ chối khoản hối lộ lên đến 2 triệu đô-la.
“Hôm nay chúng đang lâm vào tình cảnh những khoản tiền không giới hạn từ chính quyền cộng sản (Trung Quốc) đang điều khiển các giá trị của người Mỹ. Chúng ta giúp Trung Quốc kiểm duyệt game, chúng ta giúp Trung Quốc kiểm duyệt phim. Và bây giờ các công ty game đang bịt miệng những tiếng nói vì tự do và dân chủ. Trung Quốc đang thao khống cả thế giới bằng sự độc tài toàn trị”, Mark Kern chia sẻ trên Twitter.
Mark Kern cho biết, ông từng tin tưởng rằng trong tất cả các công ty trên thế giới thì Blizzard là một trong những công ty ít có khả năng bị Trung Quốc thao túng nhất. Bởi Blizzard là hoạt động dựa trên nguyên tắc “người chơi trên hết” và “không tham lam”.
Ông cho biết việc nói ra những sự thật như thế này là một điều rất mạo hiểm. Bởi các game mới của ông có thể sẽ không nhận được đầu tư, cũng như không được cấp phép lưu hành, kinh doanh.
“Nhưng tôi không thể nhịn được, tôi và Hồng Kông đồng hành, phản đối nỗi sợ hãi lố bịch mà Blizzard thể hiện trước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đã đến lúc Blizzard tìm lại khí khái của mình và đưa ra quyết định đúng đắn cho người chơi. Các game thủ, hãy đứng lên!”.
Mark Kern tuyên bố ông cũng sẽ không nhận các khoản đầu tư Trung Quốc cho phiên bản game đang chế tác lEm-8ER: “Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ không kiếm được nhiều tiền, nhưng quyết định hôm nay quan trọng và ý nghĩa hơn rất nhiều so với trò chơi. Chúng ta cần phân định rõ giới tuyến, tôi chính là muốn phân định rõ giới tuyến”.
Phong trào tẩy chay Blizzard
Sau vụ việc, cộng đồng mạng thế giới kịch liệt bày tỏ sự phản đối trước hành động của Blizzard. Họ cho rằng Blizzard đã vi phạm giá trị cốt lõi của chính công ty “Tôn trọng mọi ý kiến” (Every Voice Matters).
Người hâm mộ Blizzard bày tỏ: “World of Warcraft, Xinghai Hegemony, Fighting Agents… không ngừng dạy chúng tôi trân trọng tự do, nhưng điều Blizzard thực hiện ngày hôm nay đã giúp tôi hiểu rằng tất cả chỉ là một ‘trò chơi'”. “Tôi chưa bao giờ rời xa nó trong 20 năm qua, nhưng bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ xóa tất cả các trò chơi Blizzard”.
Trailer của game xạ kích “Overwatch”, một nữ cao thủ Trung Quốc bị chế thành người biểu tình chống luật dẫn độ ở “Hồng Kông”.
这下暴雪要哭了,
其射击游戏「守望先锋」的预告片里,一个中国女孩角色被高手给P了,改成了一个支持反送中的香港女孩!是时候全民抵制暴雪了,请在墙内广传此影片!
pic.twitter.com/E060MeYoVU— 新闻大吐槽 (@TuCaoFakeNews) October 9, 2019
Đã tới lúc toàn dân chống lại Blizzard rồi, mời quảng cáo cho phim này!
Blizzard Entertainment bị tẩy chay, trong khi Tổng giám đốc của NBA Rockets vì “ủng hộ Hồng Kông” nên các chương trình của công ty này đã bị ĐCSTQ phong tỏa toàn diện. Bộ phim hoạt hình South Park, tập 2 phần 23 “Ban nhạc Trung Quốc” (Band in China) cũng bị chính quyền ĐCSTQ cấm trình chiếu và lưu hành. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách “kiểm duyệt ngôn luận” sang phương Tây, gây nên làn sóng phản đối ĐCSTQ trong cộng đồng Bắc Mỹ.
Giáo sư Thẩm Vinh Khâm của đại học York ở Canada từng nói với Epoch Times rằng, cách tiếp cận của ĐCSTQ đã chạm đến các giá trị cốt lõi của Mỹ. Lần này đối với ngôn luận Hồng Kông, nước Mỹ sẽ đứng ở góc độ dân chủ và nhân quyền, đây là giá trị cốt lõi tối thượng của Mỹ.
Bình luận viên chính sự Mỹ Đường Tĩnh Viễn cho rằng, chuỗi bất ổn này là điều tất nhiên, bởi ĐCSTQ trong những năm gần đây không ngừng xuất khẩu chính sách cực quyền toàn trị ra các nước phương Tây, áp dụng mọi phương thức kiểm duyệt ngôn luận nhằm gây ra xung đột. Sự việc Blizzard đã cho thấy toàn diện sự bành trướng của ĐCSTQ, cũng là khởi lên phong trào tẩy chay toàn diện.
Ông Đường nhận định, bản chất của cuộc tranh chấp này là xung đột giữa ĐCSTQ và cộng đồng quốc tế. Tác động lớn nhất mà nó mang lại là bài học đắt giá đằng sau những món lợi khổng lồ được rót từ Trung Quốc. Từ quan điểm này mà nhận định thì xung đột xảy ra là điều tốt, bởi những người tin tưởng vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tỉnh lại sau khi bị dội một gáo nước lạnh.
Khải Hoàn (Theo Epoch Times)