Ông Luyện Ất Tranh, bình luận viên chính trị nổi tiếng, cựu tổng biên tập của trang Tin Báo và là cây bút số một của Hồng Kông mới đây đã có những phân tích về “ổ bệnh” và “thuốc giải” của Hồng Kông.
Ngày 18/8 hơn một triệu người Hồng Kông lại xuống đường biểu tình để phản đối dự luật dẫn độ, truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã phỏng vấn một nhân vật nổi tiếng ở Hồng Kông là ông Luyện Ất Tranh. Ông Luyện đã có những phân tích về tình huống hiện tại của Hồng Kông.
Luyện Ất Tranh trước đây đã từng làm cố vấn của “Tổ chức chính sách trung ương”, được gọi là “Hương Giang đệ nhất kiện bút”, ông nhận định rằng, quyết sách của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã bị Bắc Kinh kiềm chế.
Luyện Ất Tranh nói: “Theo thông tin mà tôi biết được, người trong chính phủ kỳ thực đều rất rõ ràng, những sự tình phát sinh từ trước đến nay cũng không phải là chuyện mà bà Lâm có thể quyết định”.
Người Hồng Kông nhiều lần nhắc lại “5 yêu cầu lớn, thiếu một thứ cũng không được”, Luyện Ất Tranh cho rằng, đây là thuốc giải tốt nhất để giải quyết ngay lập tức vấn đề hiện tại.
Luyện Ất Tranh nói: “Dự luật dẫn độ phải được rút lại, đây là điều thứ nhất. Thứ hai, vì sao có cái dự luật này, vì sao nó lại xuất hiện? Đó là do chính sách ‘một quốc gia hai chế độ’ đã bị thất bại. Nếu như muốn thực sự giải quyết vấn đề, một loạt những cách làm vi phạm ‘hai chế độ’ phải bị hủy bỏ.
Nhưng chỉ xóa bỏ thôi thì không có tác dụng, làm sao biết lúc nào nó lại ngóc đầu trở lại? Cho nên nhất định phải có một cuộc tổng tuyển cử thực sự để làm tấm bình phong bảo vệ”.
Nhưng ông cho rằng, chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh sẽ không lắng nghe ý dân. Chẳng qua ông cũng đã dự tính, không có nhiều khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ điều động cảnh sát vũ trang để trấn áp.
Luyện Ất Tranh nói: “Tư bản đỏ đã chiếm giữ đại đa số các công ty trong giới tài chính của Hồng Kông. Việc này nếu như trở nên hỗn loạn, kinh tế Trung Quốc sẽ bị tổn hại rất nhiều”. (Tư bản đỏ là chỉ quan chức tham nhũng, giới kinh doanh liên kết với quan chức chính quyền cùng ăn chia).
Bắc Kinh gần đây đã nhiều lần nói: “Nước Mỹ khơi mào người Hồng Kông chống đối, tạo ra màu sắc cách mạng”. Nhưng Luyện Ất Tranh đã chỉ ra, Bắc Kinh cần phải tự phản tỉnh.
Năm 1997, 63,3% người Hồng Kông đối với chính sách “một quốc gia hai chế độ” vẫn còn có lòng tin. Năm 2008, Hồng Kông đã quyên tặng 20 tỷ cho trận động đất ở Tứ Xuyên, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Nhưng ĐCSTQ những năm gần đây đã vượt qua biên giới bắt người, thúc đẩy một loạt các biện pháp kiểm tra giám sát xuất nhập cảnh ở vùng biên giới giữa hai quốc gia, khiến cho những hứa hẹn của ĐCSTQ về “Hồng Kông tự trị cao độ” đã bị giảm đi rất nhiều.
“Chỉ số tự do tin tức” ở Hồng Kông, năm 2002 đứng vị trí thứ 18 toàn cầu, đến năm 2018 rơi xuống vị trí thứ 70. “Chỉ số dân chủ” năm 2012 cũng rơi xuống vị trí thứ 10. Niềm tin của người dân Hồng Kông đối với “một quốc gia hai chế độ” năm 2019 đã giảm xuống còn -14%.
Luyện Ất Tranh nói: “Hồng Kông vốn đã tốt rồi, nhưng ĐCSTQ lại phá rối, cuối cùng gây ra sự việc như thế này. Bởi vì ĐCSTQ càng ngày càng để lộ sự hung ác, người Hồng Kông bây giờ đã có thể nhìn rõ được bộ mặt thật của ĐCSTQ”.
ĐCSTQ càng tiến tới, người Hồng Kông lại càng phản đối không ngừng. Hồng Kông rồi sẽ đi về đâu? Luyện Ất Tranh nói, xã hội quốc tế nên tạo áp lực mạnh lên ĐCSTQ, đây là nhân tố quyết định.
Luyện Ất Tranh nói: “Nếu như hình thế quốc tế không thay đổi, Hồng Kông dường như sẽ đi vào ngõ cụt. Một là nhân tố quốc tế, hai là kinh tế Trung Quốc sụp đổ, thì vấn đề ở Hồng Kông mới có khả năng được nới lỏng hơn một chút”.
Ông cũng bày tỏ, nếu như giới lãnh đạo ở Bắc Kinh chỉ suy nghĩ vấn đề ở Hồng Kông giới hạn bên trong văn hóa đảng, thì sẽ lại đánh giá sai tình hình mà thôi.
Luyện Ất Tranh nói: “Nếu muốn giải quyết vấn đề này, phải thực sự tìm thấy vấn đề căn nguyên của nó. Cơ bản đó chính là ĐCSTQ không nên đến Hồng Kông. Nếu như không có ĐCSTQ, thì Trung Quốc sẽ thật tốt đẹp”.
Minh Huy (Theo NTDTV)