Theo Stephen S. Roach, giảng viên Đại học Yale và là cựu Chủ tịch Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley Châu Á, nền kinh tế thế giới đang bị suy yếu khi virus SARS-Cov-2 tấn công, điều này sẽ dẫn đến lượng cầu giảm, nguồn cung bị gián đoạn. Như vậy, hệ thống kinh tế từ phạm vi châu lục, quốc gia, đến các tập đoàn, doanh nghiệp đều có sự phụ thuộc nhất định vào Trung Quốc.
Nền kinh tế thế giới rõ ràng đang gặp cơn ‘cảm lạnh’. Sự bùng phát dịch Covid-19 đến vào thời điểm đặc biệt dễ bị tổn thương trong chu kỳ kinh doanh toàn cầu.
Tổng sản lượng thế giới năm 2019 chỉ tăng 2,9%. Đây là tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 và chỉ 0,4% trên ngưỡng 2,5% liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hơn nữa, sự suy yếu gia tăng ở hầu hết các nền kinh tế lớn trong năm ngoái, khiến triển vọng đầu năm 2020 càng trở nên không chắc chắn. Tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm 6,3% trong quý IV.
Sản lượng công nghiệp trong tháng 12 cũng giảm mạnh ở cả Đức (3,5%) và Pháp (2,6%) – hai nền kinh tế lớn thứ 5 và thứ 10 của thế giới.
Mỹ – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có vẻ tương đối vững vàng hơn, tuy nhiên tăng trưởng GDP thực tế (điều chỉnh theo lạm phát) của nước này chỉ ở mức 2,1% trong quý IV/2019, hầu như không đủ điều kiện để đạt được sự bùng nổ. Và tại Trung Quốc – hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới về sức mua – tỷ lệ tăng trưởng cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 27 năm qua, chỉ 6% trong quý cuối năm 2019.
Cú sốc Covid-19
Nói cách khác, thế giới đầu năm 2020 đã phải đối mặt với vô số rủi ro. Tuy nhiên, lại có thêm một biến cố lớn nữa, đó là cú sốc Covid-19 của Trung Quốc. Trong tháng qua, sự kết hợp của cách kiểm dịch chưa từng thấy ở tỉnh Hồ Bắc (dân số 58,5 triệu người) cùng việc hạn chế đi lại giữa các thành phố liên tỉnh và quốc tế đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng bế tắc.
Trình theo dõi hoạt động hàng ngày do nhóm chuyên gia của ngân hàng Morgan Stanley ở Trung Quốc biên soạn đã nhấn mạnh tác động của dịch bệnh này trên toàn quốc.
Tính đến ngày 20/2, mức tiêu thụ than (chiếm 60% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc) đã giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái và hoạt động giao thông vận tải toàn quốc thậm chí còn yếu hơn, gần 300 triệu lao động nhập cư của Trung Quốc khó có thể quay trở lại các nhà máy sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng là đặc biệt nghiêm trọng. Trung Quốc không chỉ là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới; nước này cũng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
Nghiên cứu gần đây cho thấy GVC chiếm gần 75% tăng trưởng trong thương mại thế giới, với Trung Quốc là nguồn quan trọng nhất của việc mở rộng chuỗi giá trị này. Báo cáo thu nhập gần đây của Apple đã nói lên tất cả: Cú sốc Covid-19 ở Trung Quốc là một nút thắt lớn đối với nguồn cung toàn cầu.
Lượng cầu giảm mạnh
Hệ quả của trường phái chú trọng nhu cầu cũng rất quan trọng. Xét cho cùng, Trung Quốc hiện đang là nguồn cầu bên ngoài lớn nhất cho hầu hết các nền kinh tế châu Á.
Và không có gì đáng ngạc nhiên, dữ liệu thương mại của cả Nhật Bản và Hàn Quốc vào đầu năm 2020 cho thấy những dấu hiệu yếu kém rõ rệt. Do đó, gần như chắc chắn Nhật Bản sẽ phải ghi nhận 2 quý tăng trưởng GDP âm liên tiếp.
Việc lượng cầu ở Trung Quốc giảm cũng có khả năng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế châu Âu vốn đang rất yếu – đặc biệt là Đức – thậm chí có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, vì Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.
Viễn cảnh khác với SARS
Cuối cùng, các nhà dịch tễ học sẽ có lời giải đáp về sự kết thúc của dịch Covid-19 và tác động kinh tế của nó. Mặc dù khoa học vượt xa chuyên môn của tôi, nhưng tôi vẫn đưa ra quan điểm rằng chủng corona hiện tại dường như dễ lây lan hơn nhưng ít gây chết người hơn dịch SARS năm 2003.
Tôi đã ở Bắc Kinh trong đợt bùng phát 17 năm trước và nhớ rất rõ nỗi sợ hãi cũng như không chắc chắn liệu Trung Quốc có kiểm soát được dịch bệnh hay không. Nhưng tin tốt là sự gián đoạn đó không lâu – chỉ làm giảm ¼ của 2% trong tăng trưởng GDP danh nghĩa, trong khi 4 quý tiếp theo lại phục hồi rất mạnh mẽ.
Nhưng hoàn cảnh lúc đó rất khác. Năm 2003, kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ với GDP thực tế tăng 10% và nền kinh tế thế giới tăng 4,3%. Đối với Trung Quốc và thế giới, sự gián đoạn liên quan đến SARS hầu như không gây ra sự thâm hụt đáng kể nào.
Và một lần nữa, trường hợp đó khác xa hoàn cảnh hiện tại. Dịch Covid-19 bùng phát và tấn công vào thời điểm kinh tế dễ bị tổn thương. Điều đặc biệt là cú sốc này đánh vào nền kinh tế tăng trưởng quan trọng nhất của thế giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đặt ra tỷ lệ sản lượng đầu ra của Trung Quốc so với toàn cầu trong năm nay là 19,7%, cao hơn gấp đôi tỷ lệ 8,5% vào đợt dịch SARS năm 2003.
Hơn nữa, với việc Trung Quốc đã chiếm tới 37% mức tăng trưởng tích lũy trong GDP của thế giới kể từ năm 2008 và không có nền kinh tế nào khác có thể bước lên lấp đầy khoảng trống này, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020 dường như là một khả năng rõ rệt.
Rồi điều này cũng sẽ qua. Trong khi việc sản xuất vắc-xin sẽ mất một thời gian, ít nhất là 6-12 tháng theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa thời tiết ấm hơn ở bán cầu bắc và các biện pháp ngăn chặn dịch chưa từng thấy có thể đồng nghĩa với việc tốc độ lây nhiễm sẽ đạt đến đỉnh điểm vào một vài tháng tới.
Tuy nhiên, những phản ứng về kinh tế chắc chắn sẽ làm chậm tốc độ lây lan của virus, vì việc sớm nới lỏng hoạt động kiểm dịch và đi lại có thể thúc đẩy một làn sóng COVID-19 mới và lan rộng hơn.
Điều đó có nghĩa là, tốc độ tăng trưởng Trung Quốc sẽ giảm ít nhất 2/4, giảm gấp đôi so với thời kỳ dịch SARS. Theo đó, Trung Quốc có thể bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng 6% hàng năm vào năm 2020 tới 1 điểm %.
Các biện pháp kích thích kinh tế gần đây của Trung Quốc, chủ đích nhắm vào sự phục hồi sau kiểm dịch sẽ không thể bù đắp được những hạn chế ở thời điểm hiện tại.
Điều này không quá quan trọng đối với các nhà đầu tư vì họ khá lạc quan. Xét cho cùng theo định nghĩa, các cú sốc kinh tế chỉ là sự gián đoạn tạm thời của một xu hướng phát triển kinh tế. Mặc dù rất cần loại bỏ cú sốc kinh tế này nhưng điểm mấu chốt là cần tập trung vào những tác động của xu thế cơ bản.
Nền kinh tế thế giới đã yếu và ngày càng yếu đi khi bị Covid-19 tấn công. Do đó, quỹ đạo phục hồi hình chữ V giống như SARS sẽ khó khăn hơn nhiều để nhân rộng – đặc biệt là với các cơ quan tài chính và tiền tệ ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Dĩ nhiên, đó là rủi ro lớn. Trong những ngày nguồn cung giảm mạnh như hiện nay thì sự hắt hơi của Trung Quốc có thể khiến các thị trường tài chính dài hạn đặc biệt khó chịu.
Tác giả: Stephen S Roach
Ngân Khánh (Theo CNA)