Được nước Ý bao bọc với một đường biên giới dài 2km ở mỗi bên lãnh thổ, Vatican City là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới. Mặc dù đất nước này có diện tích nhỏ bé, nhưng lịch sử của nó đã trải dài hàng thế kỷ. Đó là một nền lịch sử tràn ngập những vụ bê bối và các bí ẩn đen tối.
Trong đó bao gồm cả việc những Giáo Hoàng cao quý nắm giữ ngai vàng bị cáo buộc tội giúp đỡ một số người Đức Quốc Xã bỏ trốn sau Chiến tranh thế giới thứ 2 ở châu Âu.
>>> Văn khố của Vatican: Nơi bí ẩn và cấm kị nhất hành tinh
Một câu chuyện khác sẽ đưa chúng ta trở về thế kỷ 11 với một câu hỏi rằng: Vị giáo hoàng nào là người gây tranh cãi nhiều nhất trong số 266 người đã được phong hiệu danh giá?
Khi này ta không thể không nói đến Đức Giáo Hoàng Benedict IX, người được phong danh hiệu đầu tiên từ ngôi vua. Ông đã được phong hiệu khi mới 20 tuổi và đã từ chức chỉ sau 4 năm kể từ khi tại vị.
Nhưng sau đó Đức Giáo Hoàng Benedict IX lại trở về và nắm giữ chiếc ghế này. Đây là điều vô cùng hiếm hoi trong lịch sử của các Giáo Hoàng Vatican.
Vào tháng 10/1945, tiếp tục là một tập phim khác khi vị giáo hoàng này truyền lại chức danh của mình cho người cha đỡ đầu, ông John Gratian. Mặc dù thời gian tại vị khá ngắn ngủi, nhưng người cha đỡ đầu vẫn là người kế vị của Giáo Hoàng Benedict IX dưới cái tên Pope Gregory VI.
Theo quy định bất thành văn mà bất cứ ai đảm nhận vai trò của Đức Giáo Hoàng cũng đều phải hiểu rõ, đó chính là một khi họ nhận lãnh nhiệm vụ thì họ phải hoàn thành nó cho đến khi mình nhắm mắt xuôi tay. Nhưng điều này không có nghĩa là việc từ chức là điều không được cho phép.
Được biết bên cạnh Giáo hoàng Benedict IX đã có ít nhất 4 người khác rời khỏi tòa chánh sau khi phục vụ Giáo hội suốt cuộc đời của mình.
Theo những gì được ghi chép, có rất nhiều câu chuyện đề cập đến Đức Giáo Hoàng Benedict IX. Ông được xem là một hình ảnh thu nhỏ tập trung tất cả sự tranh cãi về Giáo hoàng.
Một website Công Giáo có tên New Advent mô tả ông như sau: “So với cháu trai của hai người tiền nhiệm trước, Benedict IX là người có tính cách khác biệt với một trong số họ. Ông là người bị chủ tịch Giáo Hoàng Peter ghét bỏ”.
Mặt khác, lý do mà Benedict IX từ nhiệm được cho là vì việc kết hôn, nhưng điều này không bao giờ xảy ra.
Nếu như những gì được viết về ông là sự thật, thì người vợ đó của ông rất may mắn vì đã có được lối thoát.
Bởi vị giáo hoàng này đã bị cáo buộc với tất cả các hành vi quấy rối tình dục và nhiều tội danh khác. Những tội lỗi mà ông đã thực hiện bên trong các tổ chức, trên những người nam giới, phụ nữ và bao gồm cả động vật.
Theo tờ Daily Mirror, “Đức Giáo Hoàng Victor III đã viết về những vụ cưỡng hiếp, giết người và nhiều tội lỗi không thể chấp nhận của Benedict IX. Cuộc sống của ông ấy như một vị giáo hoàng đáng ghê tởm, hôi thối đến nỗi đáng kinh ngạc và nó khiến tôi phải rùng mình khi nghĩ đến”.
Gần đây hơn, vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã phải từ chức. Lý do được đưa ra chính là những vấn đề về sức khỏe của ông. Nhưng nhiều người cho rằng nguyên nhân thực sự là một điều gì đó liên quan đến vụ “bê bối Vatileaks”.
Theo sau sự từ chức của Đức giáo hoàng Benedict XVI một nguồn tin cho hay: “Việc phát hành các bản ghi nhớ nội bộ Vatican của một số tài khoản đã tiết lộ những nỗ lực cải cách nhà thờ của Benedict XVI, như việc cung cấp sự minh bạch cho vụ bê bối lạm dụng tình dục toàn cầu và vấn đề quản lý ngân hàng Vatican bị nền chính trị nội bộ cắt xén”. Vì vậy ông bị buộc phải từ bỏ chức vụ Giáo Hoàng của mình.
Một bí mật khác của Vatican được bắt đầu với vị Đức Giáo Hoàng Alexander III, người phụng sự Giáo Hội từ ngày 7/9/1159.
20 năm sau, ông đã khởi xướng thành lập một cơ sở có tên gọi là Nhà tù tông đồ. Từ đây vị giáo hoàng này đã xác định một kỷ nguyên kéo dài cho các bí mật của Vatican.
Thực tế, một vị linh mục Công Giáo được sở hữu sức mạnh và quyền lực rất đáng ngưỡng mộ. Họ có thể tha thứ cho những tên tội phạm vì hành vi sai trái, kể cả tội phạm giết người và giết người hàng loạt. Đây được xem như là một phần thưởng khi tội nhân thú nhận việc làm sai trái của mình. Và họ sẽ không bao giờ bị chính quyền hoặc linh mục (những người nghe lời thú tội) phản bội để tung tin ra ngoài.
Tuy nhiên, một vị linh mục không thể xá miễn cho tất cả các tội lỗi. Vì vậy nhà tù tông đồ được xem là “Tòa Án Lương Tâm” và cũng là cơ quan riêng biệt của Giáo hội Công Giáo. Nơi giải quyết tất cả những tình huống phạm tội tồi tệ nhất.
Mãi cho đến năm 2009, những tội lỗi nghiêm trọng này mới được tiết lộ ra bên ngoài. Nó được thực thi trong một động thái giống như là bước tiến lớn hướng tới sự minh bạch hơn của Vatican.
Trong đó có 3 hành vi được xem là tội lỗi mà một linh mục hoặc một người cố gắng trở thành linh mục thực hiện bao gồm:
Một vị linh mục sẽ có tội nếu như ông ta làm đổ hạt đậu khi lắng nghe lời thú tội về hành vi sai trái của một người nào đó. Thứ hai là một vị linh mục nghe lời thú tội của một người mà ông đã tiến hành các hoạt động tình dục. Thứ ba là một người mong muốn trở thành linh mục nhưng lại trực tiếp tham gia vào việc phá thai.
Các trường hợp khác được tòa án xem xét là: Những âm mưu nỗ lực giết chết Đức Giáo Hoàng và hành động làm ô uế Thánh Thể.
Tờ Telegraph đưa tin trong năm 2009 rằng: “Làm ô uế thánh thể (Thánh thể được người Công giáo xem là cơ thể và máu của chúa Kitô) cũng được coi là một tội lỗi nghiêm trọng, theo các thành viên cấp cao của tòa án cho biết”.
Ngoài ra, nhiều vụ bê bối và bí mật của Vatican còn xoay quanh vấn đề tiền bạc và ngân hàng. Một ví dụ đáng nhớ nhất mọi thời đại chính là vụ bê bối Banco Ambrosiano.
Từ năm 1971 đến năm 1989, ngân hàng Vatican được gọi với tên chính thức là Viện công trình tôn giáo. Cơ quan này được tổng giám mục người Mỹ – Paul Marcinkus chủ trì.
Khi ông Paul Marcinkus qua đời vào năm 2006, một cáo phó đã được phát hành trên tờ Paul Marcinkus với những tin tức không hề tốt đẹp. Bởi họ viết rằng, người đàn ông 84 tuổi đã chết “gây ra thiệt hại to lớn cho danh tiếng của Giáo hội Công giáo thông qua sự quản lý của mình đối với ngân hàng Vatican trong vòng 18 năm qua”.
Vậy ngân hàng Vatican phải làm gì trước vụ bê bối Banco Ambrosiano?
Được biết, nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của ngân hàng này vào năm 1982 là do một khoản nợ quá lớn và không thể chi trả. Mặc dù trong lịch sử Banco Ambrosiano là một trong số các ngân hàng tư nhân lớn nhất của Ý.
Sau khi ngân hàng ngừng hoạt động, tổng giám đốc của nó, ông Roberto Calvi đã chết một cách kỳ lạ. Thi thể của ông được tìm thấy khi đang treo lủng lẳng trên chiếc cầu Blackfriars tại trung tâm thành phố Luân Đôn.
Ban đầu người ta nghĩ rằng ông Calvi đã tự sát, nhưng các bằng chứng sau đó cho thấy có vẻ như ông đã bị sát hại.
Nổi bật lên trên toàn bộ vụ án này chính là mối liên hệ nghiệt ngã giữa Banco Ambrosiano và ngân hàng Vatican, một cổ đông lớn bên trong Banco Ambrosiano.
Nhất là khi đã có hàng tỷ đô la được rút ra từ ngân hàng tư nhân và chuyển sang hàng loạt các công ty bên ngoài.
Nhưng khi các nhà chức trách cố gắng tiếp cận với ông Marcinkus để làm sáng tỏ vấn đề này, ông ta đã trở nên dè chừng và vô cùng phòng thủ.
Thậm chí, người đàn ông đó còn chống lại hệ thống tư pháp bằng mọi cách có thể, kể cả việc sử dụng quyền miễn trừ ngoại giao.
Sau đó, Marcinkus tiếp tục điều hành Viện công trình tôn giáo trong vài năm nữa sau khi vụ bê bối nổ ra.
Mặc dù vụ bê bối ngân hàng đã kết thúc, nhưng bộ phim xoay quanh Godfather Part III với vụ bê bối Banco Ambrosiano và mối nghi ngờ về cái chết đáng ngờ năm 1978 của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô I vẫn tiếp diễn. Thi thể của ông được tìm thấy sau khi phục vụ Công giáo được một tháng ngắn ngủi.
Nguyên nhân cái chết được đưa ra là do cơn suy tim bất chợt đã cướp đi mạng sống của ông. Nhưng các nhà lý thuyết âm mưu lại cho rằng ông có thể đã bị giết chết.
Điều này hoàn toàn có khả năng, nhất là trog trường hợp ông thực sự đang cố gắng cắt đứt mối liên hệ giữa Vatican và Banco Ambrosiano.
Nhưng mọi thứ chưa dừng lại ở đó, các tài liệu được lưu trữ tại Viện công trình tôn giáo vào cuối những năm 1990 cho thấy rằng: Đức Quốc xã đã sử dụng Vatican để buôn lậu số tài sản mà họ có được từ việc cướp bóc trên khắp châu Âu.
Một phần của số tiền này khoảng 200 triệu francs – tương đương với hơn 250 triệu USD ngày nay được cho là bị hút vào “đường ống Vatican” và chảy qua các quốc gia thiên đường của Đức Quốc Xã như Argentina.
Toàn bộ số tiền đã được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho Đức Quốc Xã trong cuộc chạy trốn và cả việc trốn tránh các phiên tòa xử lý những tội ác chiến tranh của họ.
Một khoản tiền tương tự cũng được Ustasha, những người ủng hộ Đức Quốc xã trên lãnh thổ Nam Tư cất giấu tại Vatican. Nó cũng được dùng để hỗ trợ những người lưu vong thuộc thành viên tổ chức Utasha.
Chính điều này đã khởi xướng một vụ kiện pháp lý chống lại Vatican vào năm 2000. Nhưng kết quả vụ kiện đã thất bại.
Và nếu như chúng ta nhớ rằng Vatican đã giành được chủ quyền vào năm 1929 sau khi ký thỏa thuận Lateran dưới thời ông Benito Mussolini (một thỏa thuận chấm dứt sự tranh chấp lâu đời giữa Giáo hội công giáo và chính phủ Ý), thì có lẽ đây là lúc mà Vatican đã trả hết các món nợ cũ của mình.
Được biết, tên của thỏa thuận Lataren được đặt theo tên một cung điện, nơi mà Đức Giáo Hoàng Benedict IX đã tổ chức những cuộc ăn chơi trác táng của mình vào thế kỷ 11.
>>> Liệu Vatican có bỏ mặc Đài Loan sau thỏa thuận với Trung Quốc?
>>> Hé lộ lá thư cho thấy Vatican che giấu lạm dụng tình dục
Tú Văn, theo Vintage News