Những người Duy Ngô Nhĩ sinh sống trong khu vực bị cấm vận và đàn áp nặng nề nhất Trung Quốc đang dùng một phương thức đặc biệt để nói với thế giới về sự ngược đãi của chính phủ. Tuy nhiên, họ có thể bị bắt vì việc này.
Thời gian gần đây, hàng chục người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đã đăng tải các video đã qua chỉnh sửa lên mạng xã hội Douyin để tưởng nhớ người thân và bạn bè của họ bị mất tích hoặc qua đời.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là các video này chỉ có độ dài từ 10 đến 20 giây, theo cùng motip là quay lại hình ảnh nhân vật chính trên phông nền là một tấm ảnh cũ về người thân của họ.
Trong video, nhân vật chính thường xuất hiện trong gương mặt tuyệt vọng, họ không nói một lời nào mà chỉ khóc hoặc làm những cử chỉ ra dấu khác. Chẳng hạn trong một clip, một người phụ nữ xuất hiện phía trước bức ảnh cũ của 4 người đàn ông. Cô không nói gì mà chỉ đau lòng giơ 4 ngón tay. Đây có thể là hành động ám chỉ 4 người trong bức ảnh là 4 thành viên gia đình bị mất tích, hoặc đơn giản là họ đã chết. Vì cách phát âm tiếng Trung của từ “bốn” tương tự như từ “chết“.
Dù những người trong các video không nói gì, nhưng thông điệp mà họ gửi gắm rất rõ ràng, đó là “Họ đang tưởng nhớ những người thân trong gia đình”, Bahram Sintash, nhà hoạt động người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ nói với tạp chí Business Insider. Cha của anh, một học giả người Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng, cũng đã mất tích ít nhất một năm qua.
This brave #Uyghur #Muslim girl, still resides in #Xinjiang aka #EastTurkestan is indicating that four of her relatives are in #China's #ConcentrationCamps. She obviously wants the world to know regardless of what might happen to her, PLEASE SHARE for her sake.#CloseTheCamps pic.twitter.com/ifdixYrjaj
— Arslan Hidayat (@arslan_hidayat) August 18, 2019
Những video kỳ lạ này cũng đủ để cho thấy sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ gắt gao đến mức độ nào.
Theo các phóng viên nước ngoài từng đến Tân Cương, người dân trong khu vực này không được thực hiện bất kỳ liên lạc nào với thế giới bên ngoài và nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt hoặc giam vì trước đây từng nhắn tin cho người thân của họ bên ngoài khu vực. Ngoài ra họ cũng bị cấm trò chuyện với các phóng viên đến từ nơi khác.
Dường như đây là lần đầu tiên người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có thể liên lạc với thế giới bên ngoài từ khi chính phủ tiến hành đàn áp khu vực này vào năm 2016. Tuy nhiên điều họ đang làm rất có thể sẽ mang đến nguy hiểm cho chính họ.
Theo báo cáo của The Wall Street Journal, nhiều video đăng lên đã bị các nhà kiểm duyệt Trung Quốc xóa bỏ, nhưng nhiều người đã kịp tải xuống và chia sẻ lên các mạng xã hội khác. Người ta hiện vẫn chưa rõ những người xuất hiện trong các video giờ đang ở đâu.
Chẳng hạn, Sintash đã thu thập các video từ Douyin và đăng lên trang Instagram của mình. Arslan Hidayat, một nhà hoạt động người Úc gốc Duy Ngô Nhĩ cũng đã đăng lên Twitter 29 video như vậy.
Clip 23
Witness Testimonials coming right out of #Xinjiang aka #EastTurkestan. Not saying anything but it's written all over their faces, clearly sending a message to the outside world that all is not good.#WeHearU #SaveUyghur #CloseTheCamps
See Thread for details pic.twitter.com/H31ZKxFqWn
— Arslan Hidayat (@arslan_hidayat) August 20, 2019
Ở Trung Quốc, cả Facebook, Twitter lẫn Google đều bị cấm và ứng dụng nhắn tin WeChat nổi tiếng thì bị các nhà chức trách giám sát chặt chẽ. Có lẽ vì thể người Duy Ngô Nhĩ đã sử dụng mạng xã hội Douyin để liên lạc với thế giới bên ngoài.
“Đây là thông tin lớn nhất từ quê nhà chúng tôi những ngày này, bởi chính phủ Trung Quốc đã chặn hết thảy. Chúng tôi chưa bao giờ có được thông tin như thế này trước đây. [Những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương] đang thử mọi cách mà họ có thể làm được”, Rushan Abbas, nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ nói với tạp chí Business Insider.
Mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những người đăng video
Trung Quốc đang giam giữ 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung. Chính quyền Bắc Kinh gọi các trại tập trung này bằng một từ mỹ miều là “trại cải tạo“. Tháng 7 vừa qua, chính quyền nước này tuyên bố họ đã thả gần hết những người bị giam giữ, nhưng lại không đưa ra bằng chứng cụ thể nào cho việc này.
Các nhà hoạt động xã hội lo lắng rằng những người xuất hiện trong các video như trên có thể sẽ lại bị bắt. “Họ biết rằng họ có thể sẽ biến mất hoặc sau đó là bị bắt vào một trại tập trung”, nhà hoạt động xã hội Abbas cho biết.
Em gái của Abbas, Rushan, cũng đã biến mất khỏi thành phố Urumqi, Tân Cương, vào tháng 9 năm ngoái sau khi cô công khai chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại một sự kiện ở Washington, DC.
“Tôi biết chính phủ Trung Quốc sẽ trả đũa những người làm video khi họ đăng ảnh của mình và người thân lên mạng xã hội để chia sẻ với thế giới. Tôi rất buồn khi nhìn thấy những khuôn mặt tuyệt vọng đó. Đồng thời tôi cũng lo lắng cho những người xuất hiện trên Douyin khi biết chuyện gì đã xảy ra với em gái tôi và tại sao con bé bị bắt cóc”, Abbas nói.
Bình Hòa (Theo Business Insider)