Cách đây hai mươi năm, vào ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở màn chiến dịch khủng bố đàn áp tàn bạo nhắm đến hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công, những người tu luyện bản thân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.
Và cũng kể từ đó các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc đã liên tục bị giám sát, giam giữ một cách tùy ý, tra tấn dã man và bị giết một cách phi pháp. Cách đối xử tồi tệ với nhân dân này của ĐCSTQ vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.
Với lực lượng mà ĐCSTQ dùng để đàn áp Pháp Luân Công, rất ít người ngoài cuộc tin rằng Pháp Luân Công sẽ có thể tồn tại. Nhưng một nghiên cứu từ năm 2017 của Freedom House đã cho thấy, 7-20 triệu người ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tập luyện môn thiền định này, thậm chí có rất nhiều người đã tham gia luyện tập sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã đáp trả lại cuộc đàn áp phi lý của ĐCSTQ bằng sự kiên cường, ôn hòa và sáng tạo. Và điều này cho thấy, chiến dịch của ĐCSTQ đã hoàn toàn thất bại ngay tại chính quê hương mình.
Có nhiều yếu tố cùng góp phần vào kết quả chung cuộc này, bao gồm niềm tin kiên định vào Phật pháp của người tu luyện, nội bộ rối loạn của ĐCSTQ và áp lực từ cộng đồng quốc tế lên những người thay mặt cho Đảng. Nhưng tựu chung lại, có 3 khía cạnh quan trọng đến từ các học viên Pháp Luân Công đã tạo ảnh hưởng đặc biệt và đáng kể khiến cuộc đàn áp chấm dứt.
Tiếp cận những người tham gia vào việc đàn áp
Các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc, cùng với các luật sư và thành viên gia đình mình đã nỗ lực phối hợp để liên lạc với nhân viên an ninh và thẩm phán thông qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Họ kêu gọi cảnh sát không được bắt giữ học viên Pháp Luân Công tại địa phương, kêu gọi các sĩ quan lương tâm cá nhân chống lại các chỉ thị lạm dụng từ trung ương; thách thức các khía cạnh quan trọng trong tuyên truyền của ĐCSTQ dùng để phỉ báng Pháp Luân Công và cho rằng chiến dịch này là bất hợp pháp và bị cáo vô tội.
Theo đó, khi có một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, các học viên cả trong và ngoài Trung Quốc sẽ gây áp lực lên chính quyền địa phương yêu cầu thả tù nhân.
Ở Trung Quốc, các học viên sẽ viết thư cho chính quyền địa phương, thuê luật sư nhân quyền đại diện cho người bị giam giữ và tích cực thu thập chữ ký từ những người dân lương thiện nhằm kêu gọi thả tù nhân. Còn ở nước ngoài, các nhóm tình nguyện viên ở rất nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát địa phương, nhân viên an ninh công cộng, công tố viên và thẩm phán bằng các số điện thoại lấy được từ Trung Quốc (đôi khi là từ sự cảm thông của các cảnh sát đã minh bạch chân tướng).
Dần dần, những nỗ lực này cũng đã mang lại kết quả. Đã có nhiều ghi chép về những người bị giam giữ được thả ra sau các chiến dịch giải cứu tập trung. Một người từng thực hiện hàng nghìn cuộc gọi tới chính quyền TQ cho hay, ‘tại nhiều nơi trên khắp Trung Quốc, cảnh sát đã minh bạch hơn về sự thật, có rất nhiều trường hợp cảnh sát bí mật giúp đỡ Pháp Luân Công’.
Một luật sư đại diện cho các học viên bị bức hại cho biết, nhờ sự cố gắng không biết mệt mỏi của cộng đồng các học viên Pháp Luân Công, một số người đã thay đổi thái độ và nhận ra rằng các học viên Pháp Luân Công không phải là mối đe dọa với họ.
Vì vậy họ sẽ không nghe theo chỉ thị từ trung ương nữa, sẽ không bắt giữ người vô tội.