Dấu chân hóa thạch giống người có niên đại 290 triệu năm tuổi được phát hiện tại New Mexico vẫn đang là một bí ẩn chưa có ai lý giải được, và nếu nó là thật thì phải chăng Thuyết tiến hóa của Darwin sai?
Hóa thạch này được phát hiện bởi nhà khảo cổ học Jerry MacDonald vào năm 1987 ở New Mexico, bên cạnh đó còn có dấu tích hóa thạch của chim và những loài động vật khác. Đây là một chấn động với Jerry và các đồng nghiệp, bởi họ không thể giải thích được tại sao dấu chân người lại có thể xất hiện ở kỷ Permi, cụ thể là từ 248 – 290 triệu năm trước, một khoảng thời gian rất lâu trước khi con người hay thậm chí là các loài chim và khủng long tồn tại trên Trái Đất, tất nhiên là theo hiểu biết của khoa học hiện đại.
Chúng ta có nên thay đổi những quan niệm và tư duy của mình? Hay vẫn một mực tin tưởng vào khoa học, và cho rằng không thể nào có dấu chân người vào 290 triêu năm trước. Đây chính là nội dung cuộc tranh luận đang diễn ra giữa phe tin rằng thuyết tiến hóa là sai và phe nhận định phát hiện này chỉ là một trò lừa bịp.
Các nhà khảo cổ học xếp dấu chân hóa thạch 290 triệu năm tuổi này vào loại vấn đề khó giải vì họ vẫn không thể hiểu được làm cách nào mà lại có thể tồn tại từ xa xưa như vậy, và ai đã tạo ra nó. Về cơ bản một số người cho rằng để chứng minh dấu chân này là thật, thì chỉ cần tìm kiếm những thứ tương tự và họ đã tìm ra những thứ không thể lý giải có liên hệ với dấu chân hóa thạch ở New Mexico.
Các nhà nghiên cứu đã có các cảm xúc lẫn lộn về dấu chân này, và họ dường như không cố gắng phủ nhận, cũng như tranh luận về tính xác thực của nó. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều bình luận: “Nó trông giống như một dấu chân người”. Vâng, nó không chỉ trông giống, đó rõ ràng là một dấu chân người.
Vậy phải chăng chúng ta đã hiểu sai về lịch sử? Phải chăng con người đã sinh sống trên Trái Đất từ sớm hơn rất nhiều so với khoa học vẫn nghĩ? Khi xem xét tất cả các phát hiện gần đây, rõ ràng đây là một khả năng. Nhưng những học giả chủ lưu khó có thể tiếp nhận điều này, bởi nó đồng nghĩa với việc lịch sử của nhân loại và các vấn đề tôn giáo sẽ thay đổi rất nhiều và chúng ta sẽ phải viết lại lịch sử. Đây là điều các học giả chủ lưu có lẽ chưa dám đối mặt.
Uyển Thiên (Theo Ancient Code)