Nếu như bạn định dựa vào một chiếc điện thoại thông minh để chỉ đường khi tới thị trấn Darwin, California, Mỹ, chắc chắn bạn sẽ phải ngó lại bản đồ và la bàn.
Bưu điện là nơi duy nhất để người dân ở Darwin tụ tập với nhau. Thị trấn Darwin hẻo lánh nằm trên những ngọn đồi sa mạc gần với Công viên Quốc Gia Thung lũng Chết là một trong những nơi cuối cùng ở nước Mỹ không được kết nối với băng thông rộng. Vì vậy, kết nối máy tính ở đây rất chậm chạp và sóng điện thoại vô cùng chập chờn. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2010, cả thị trấn chỉ có 43 cư dân sống trong 28 hộ gia đình và không một ai dưới 18 tuổi. Dân cư thưa thớt và cuộc sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài khiến Darwin được ví von như một thị trấn “ma” trên sa mạc ở California. Những chiếc xe bị vứt chỏng chơ trong thị trấn “ma” Chỉ có 3% người Mỹ phải làm việc cần tới kết nối internet và vài công dân ở Darwin nằm trong số đó, theo Dự án Vị trí của Internet và Cuộc sống của người Mỹ. John Pothgeb (67 tuổi) đã sống tại Darwin từ những năm 70 nói với tờ Los Angeles Times rằng ông chấp nhận hy sinh khi sống ở vùng sa mạc hẻo lánh nhưng có vẻ đẹp hoang sơ như Darwin. Chỉ có 43 cư dân sinh sống tại Darwin mặc dù trên biển báo ghi là 50. Thị trấn do nhà thám hiểm Darwin French thành lập vào năm 1874 sau khi ông tìm ra trữ lượng quặng bạc trong những dãy núi ở phía nam Thung lũng Chết. Chỉ một năm sau, 700 người đã chuyển tới sống tại trị trấn, nơi có 20 mỏ quặng bao quanh. Dân số ở Darwin đạt mức kỷ lục tới vài nghìn người vào năm 1877. Trong thời kỳ hoàng kim, Darwin rất nhộn nhịp với các quán bar, cửa hàng và nhà thổ. Dấu tích của một thời khai thác khoảng sản nhộn nhịp. Tại nhiều thị trấn “ma” khác trên toàn nước Mỹ, khi công nghiệp đình trệ, cuộc sống ở thị trấn bắt đầu lụi tàn. Tuy nhiên ở Darwin, một cộng đồng nhỏ của các nghệ sỹ và những người yêu thích cuộc sống tự nhiên vẫn tồn tại. Dân số ở Darwin chủ yếu là các cặp vợ chồng già và không một ai dưới 18 tuổi sống ở nơi đẹp đẽ như thế này. Không hề có thanh niên hay trẻ em sống ở đây. Trong thị trấn không hề có cửa hàng và siêu thị gần nhất cũng cách đó hơn 100 km. Cộng đồng nhỏ này chỉ có một bưu điện địa phương, nơi duy nhất để những người dân tụ tập với nhau, nhưng cũng có nguy cơ bị đóng cửa trong năm tới. Siêu thị gần nhất cũng cách Darwin cả trăm cây số. Các công dân ở Darwin đã đề nghị nhà cung cấp internet để cài đặt băng thông rộng trong thành phố nhưng yêu cầu bị từ chối do chi phí quá lớn. Chính phủ đang cố kế hoạch để mở băng thông rộng tới những khu vực hẻo lánh ở Mỹ trong tương lai, mặc dù vậy, điều này vẫn quá xa rời đối với Darwin. Sầm Hoa (Theo Daily Mail) |
Theo VietnamNet