Tinh Hoa

“Bẫy” nợ 42 tỷ USD mà Thủ tướng Putin phải đối mặt

Nợ của 80 địa phương trên toàn nước Nga đã tăng lên mức 2.400 tỷ USD sau 5 năm.

Để biết về thể trạng của nền tài chính Nga, hãy xem xét những nơi như Chukotka, vùng đất được ngăn cách với Alaska chỉ bởi một eo biển rất hẹp.

Theo Standard & Poor’s, khu trự trị Chukotka có khoản nợ lên tới 144% GDP, cao nhất ở Nga. Các vùng từ Belgorod (ở gần Ukraine) cho tới khu Bắc đều rất đáng lo ngại với tỷ lệ xấp xỉ 100%. Khoản chênh lệch mà nhà đầu tư yêu cầu để nắm giữ trái phiếu do các chính quyền địa phương phát hành so với trái phiếu do Chính phủ Nga phát hành đã tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng.

Chiếc đồng hồ đang đếm ngược, thôi thúc Thủ tướng Vladimir Putin giải quyết tình thế mà ông đã tự tạo nên từ năm 2012, khi ký hàng loạt chỉ thị yêu cầu tăng mức chi tiêu xã hội. Kết quả là Tình trạng căng thẳng được dự báo là sẽ lên đến đỉnh điểm trong 2 – 3 năm tới, tạo ra nguy cơ phải có cứu trợ từ ngân sách liên bang vốn đang ở trong trạng thái thâm hụt lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Theo Karen Vartapetov, giám đốc văn phòng Moscow của S&P, chỉ một địa phương vỡ nợ cũng có thể khiến Bộ Tài chính Nga bị “khóa chặt” cánh cửa tiếp cận với thị trường vốn. “Hiện tại chính là cơ hội duy nhất để giúp các địa phương. Sau 3 năm nữa, các nguồn lực sẽ cạn kiệt trong khi nợ ngày càng lớn và rủi ro tăng rất nhanh”.

Mối nguy hiểm đe dọa tình hình tài chính của các địa phương tăng lên đáng kể sau khi các lệnh cấm vận khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn và buộc các chính quyền địa phương phải tài trợ các dự án bằng những khoản vay ngân hàng đắt đỏ.

Moody’s ước tính nợ sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2015, do chi tiêu nhiều hơn vào y tế, giáo dục và các công trình điện nước. Hồi tháng 6, S&P cảnh cáo khả năng vỡ nợ ngày càng tăng cao.

Ngân sách của các chính quyền địa phương đang bị thâm hụt 625 tỷ ruble, tăng 42% so với năm 2014. 75 địa phương có thâm hụt trong năm ngoái.

Chính phủ Nga muốn ngăn chặn khủng hoảng bằng cách giúp các địa phương thay thế trái phiếu và các khoản vay thương mại bằng những khoản vay được trợ giá từ ngân sách liên bang với mức lãi suất 0,1%. Nga sẽ phân bổ 310 tỷ ruble cho hoạt động này trong năm 2015. Tuy nhiên, các chính quyền địa phương vẫn phải tiếp tục dựa vào các khoản vay thương mại, tăng lượng vay nợ ngân hàng lên mức 1.000 tỷ ruble tính đến ngày 1/3 vừa qua (theo số liệu của NHTW Nga).

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Theo StockBiz