Chưa đầy 2 tháng Bắc Kinh liên tục hứng chịu những trận bão cát lớn, bụi bay kín trời, che khuất Mặt Trời. Trong các sách cổ thì đây chính là điềm báo: nội bộ lục đục, vua tôi đối nghịch…
Ngày 15/3/2022, Bắc Kinh, Trung Quốc nổi lên cơn bão cát mạnh nhất trong 10 năm trở lại, khiến 6 người tử vong và hơn 80 người mất tích. Đến ngày 21/4, bão cát lại một lần nữa xuất hiện tại Bắc Kinh.
Thời Trung Quốc cổ đại, thời tiết cát bụi được gọi là bụi mù. Trong sách sử, hiện tượng bụi mù sớm nhất được ghi chép ở cuốn ‘Tấn thư – quyển 12 – bài 2- Thiên Văn trung’: “Hễ trời đất 4 phương tối mời như có bụi, từ 15 ngày trở lên hoặc 1 tháng, hoặc 1 canh giờ, mưa không ướt áo mà có bụi đất, gọi là bụi mù. Do đó nói, trời đất bụi mù, vua tôi đối nghịch”.
Trong ‘Ất Tị Chiêm’ cũng ghi chép rằng: “Trời đất bụi mù, vua tôi đối nghịch, không đại hạn thì có ngoại xâm”.
Trong ‘Hậu Hán Thư’ ghi rằng: “Không theo phép tắc thì Mặt Trời không sáng, trời đất rối loạn, thời khí sai ngược, bụi mù che kín Mặt Trời.”
Người xưa tin rằng ‘Thiên nhân hợp nhất’, vậy nên mỗi khi phát sinh thiên tượng bụi mù, hoàng đế đều biết đó là đại hung, sự việc bất lợi. Do đó, hoàng đế cần giữ giới, phế nhạc, tế Thiên, rút khỏi chính điện để tự kiểm điểm, nhằm hóa giải thiên tượng cảnh báo việc ngày càng đi xa Đạo.
Tuy rằng không biết những lời viết trong các sách cổ có ứng nghiệm với tình hình của Bắc Kinh hiện tại không, nhưng với việc thiên tai dị tượng liên tiếp xảy ra, càng ngày càng gay gắt thì chúng ta cũng không thể xem nhẹ. Không chỉ ở Trung Quốc, các nơi khác trên thế giới cũng xuất hiện những sự việc tương tự với mức độ lớn nhỏ khác nhau. Vậy nên việc tu tâm dưỡng tính, kiểm điểm bản thân, ước thúc dục vọng để hóa giải tai kiếp là việc nên làm, dù thật hay giả thì điều này chỉ có lợi chứ không có hại.
Tử Vi (t/h)