Văn hóa truyền thống Trung Quốc vô cùng phong phú và sâu sắc, có nhiều danh tác dự ngôn, thậm chí là trong các bài “đồng dao” của các triều đại trong quá khứ cũng ẩn chứa những lời tiên tri đầy trí tuệ huyền bí.
Trong các triều đại của Trung Quốc, vẫn luôn có những bài đồng dao, lời tiên tri, ca dao hoặc bia đá khắc chữ, cảnh báo cho con người thế gian về những điềm cát hung họa phúc trong tương lai, hơn nữa có nhiều điều được ghi chép trong sử sách xưa, kể cả trong chính sử. Ví dụ, trong “Sử ký . Chu Bản Kỷ”, có ghi lại bài đồng dao thời Tuyên Vương rằng “Yểm hồ cơ phục, thực vong chu quốc” (ý là người bán cây dâu làm cung tên sẽ diệt vong Chu quốc). Có thể thấy dự ngôn bằng “Đồng dao” ở Trung quốc đã có từ rất lâu rồi.
Từ thời nhà Chu trở đi, mỗi triều đại đều có thể thấy những bài đồng dao tiết lộ sự hưng vong của các triều đại, hoặc gợi mở những thăng trầm bất hạnh họa phúc lên xuống của nhân sự. Những bài đồng dao thần bí này, đa phần là xuất hiện trước khi thế gian có chiến loạn hay thiên tai, đặc biệt là vào cuối mỗi triều đại.
Các bài đồng dao của các triều đại trong quá khứ ở Trung Quốc thường là một biểu hiện khác của lời tiên tri, đặc biệt là về sự tồn vong của một triều đại và những biến hóa của một thời đại hỗn loạn.
Các bài Đồng dao dùng chữ viết Thần truyền của Trung Quốc, có nội hàm rất sâu sắc, triển hiện những tiên đoán thần bí, có lúc minh bạch rõ ràng, có lúc mờ ảo khó đoán, nhìn vào chữ thì thấy nông cạn dễ hiểu, đọc thuận miệng, nhưng ở trong lại ẩn chứa ý vị sâu xa, ám chỉ một sự thật khác.
Trên thực tế, những bài đồng dao đề cập đến các chính trị gia và các sự kiện thường là một biểu hiện khác của lời tiên tri, một loại tiên đoán dễ lan truyền trong dân chúng, và là một loại dự báo cho tương lai.
Người ta nói rằng lịch sử có thể được nhìn thấy từ “các bài đồng dao”. Đánh giá từ sự ứng nghiệm của các lời tiên tri trong bài đồng dao thì có thể nói rằng đó là một dấu hiệu do trời ban cho.
Dù vật đổi sao dời nhưng các sự kiện đã qua luôn lưu lại vết tích. Nhìn lại các bài đồng dao và những lời tiên tri của Trung Quốc, có thể thấy rằng Thần đã cấp cho con người thế gian những lời cảnh báo trước khi thảm họa xảy ra, cấp cho con người trí tuệ, trong mê mờ mà tìm được đường đi…
Vào thời nhà Minh có một bài đồng dao như sau: “Nhất tiểu hựu nhất liễu, nhãn thượng nhất đao đinh mậu giảo, bình minh kỵ mã nhập cung môn, tán tại hoàng cực kinh thành nhiễu.”
Bài đồng dao này sử dụng kỹ thuật viết chữ “kết hợp” của Trung Quốc để ẩn giấu tên một người làm thay đổi vận mệnh của nhà Minh. Vậy người phá hủy triều Minh này là ai? Lời giải có thể được tìm thấy trong bài đồng dao này.
“Nhất tiểu hựu nhất liễu” (一小又一了) hợp lại thành chữ “Lý” (李); “Nhãn thượng nhất đao” (眼上一刀) tức là chữ “mục” (目), lại thêm một phẩy của chữ đao (刀) như thế hợp thành chữ “Tự” (自);
“Đinh mậu” (丁戊) một chữ bên trong một chữ bên ngoài kết hợp lại thành chữ “Thành” (成); thứ tự của 3 chữ này là “Lý Tự Thành”, là người khuấy đảo vương triều nhà Minh;
“Bình minh kỵ mã nhập cung môn, tán tại hoàng cực kinh thành nhiễu” nghĩa là vào chiếm hoàng cung, lật đổ Minh triều, nhiễu loạn kinh thành.
Bài đồng dao này báo trước rằng nhà Minh sẽ bị lật đổ bởi Lý Tự Thành. Sau đó tình thế đã diễn ra đúng như lời tiên tri, quả thực là huyền diệu.
Sấm vương Lý Tự Thành bình minh cưỡi ngựa vào cung
Lý Tự Thành là hậu duệ của dân tộc Đảng Hạng Khương, nguyên là lính sai dịch ở Ngân Xuyên phía Bắc Thiểm Tây. Sùng Trinh Đế nghe lời đại thần nên bãi bỏ chế độ lính sai dịch, dẫn đến cuộc khởi nghĩa của những người làm lính sai dịch bị thất nghiệp. Lý Tự Thành tham gia vào quân đội nổi dậy dưới quyền của Cao Nghênh Tường. Sau đó vì dũng mãnh và có hiểu biết nên trở thành bộ hạ đắc lực của sấm vương Cao Nghênh Tường.
Hai năm sau cuộc khởi nghĩa (1629 sau Công Nguyên), sau khi Cao Nghênh Tường bị nhà Minh xử tử, thì Lý Tự Thành kế nghiệp sấm vương và trở thành một trong những thủ lĩnh của các cuộc nổi dậy vào cuối thời nhà Minh. Dẫn quân khởi nghĩa tiêu diệt quân chủ lực của nhà Minh ở Hà Nam.
Theo ghi chép trong “Minh nghiễm triệu sấm” “Giáp thân triêu sự tiểu kỷ”, vào tháng 9 năm Sùng Trinh thứ 16 (1643 SCN), Lý Tự Thành quét sạch quân chủ lực của nhà Minh do tổng đốc Tôn Truyện Đình chỉ huy ở Nhữ Châu, Hà Nam.
Sau đó thừa thắng xông lên phá Đồng Quan, tiến thẳng đến Tây An. Tháng giêng năm sau, Lý Tự Thành ở Tây An dựng nước, lấy quốc hiệu Đại Thuận. Vào lúc này, mặt đất của Cung điện Càn Thanh ở Nam Kinh đột nhiên trũng xuống, để lộ ra một tấm bia đá có khắc tổng cộng 26 chữ trong bốn câu: “Nhất tiểu hựu nhất liễu, nhãn thượng nhất đao đinh mậu giảo, bình minh kỵ mã nhập cung môn, tán tại hoàng cực kinh thành nhiễu.”
Tuy nói “đồng dao” tiên đoán chân tướng thật khó hiểu, làm người ta mê hoặc, trêu ghẹo người suy đoán, nhưng thường thường sau đó đều có ẩn tàng chân ý. Thật ra, thiên cơ thì không thể tiết lộ, vậy ai mà lại có trí tuệ có thể thấy trước được tương lai? hay chỉ là tiên đoán, tiên tri? Hay chính là ý trời …
Đạo Trời tuy âm thầm lặng lẽ nhưng vẫn luôn tồn tại, người Trung Quốc cổ đại từ lâu đã quan sát được rằng, nhân sự và thiên đạo là tương cảm tương ứng, như hình với bóng. Sự thành bại họa phúc của nhân gian, nhất là quan hệ đến vận mệnh của một đoàn thể lớn, thì luôn có dấu hiệu để khai thị trước khi sự việc xảy ra.
Chân Chân (Theo Secretchina)