“Bắc Tống Y Vương” trị bệnh xem trọng “chân”

Bàng An Thời (1042 ~ 1099), tự An Thường, hiệu Kỳ Thuỷ Đạo Nhân, là người huyện Kỳ Châu Kỳ Thủy (nay là huyện Bắc Hy Thuỷ, tỉnh Hồ Bắc), được mệnh danh là “Bắc Tống Y Vương”. Bàng An Thời rất giỏi đọc sách, ông có khả năng nhớ kỹ những gì đã từng xem qua.

"Bắc Tống Y Vương" trị bệnh xem trọng "chân" (chân thật). Ảnh 1
Thời niên thiếu Bàng An Thời đã triển lộ tài hoa. (Ảnh minh họa qua Epoch Times)

Kiến thức uyên thâm thời niên thiếu triển lộ tài hoa

>>> Phương pháp cấp cứu của Trung y gần thất truyền: “Thích huyết thuật”

Cha của ông là một thầy thuốc tổ truyền (tổ tiên truyền lại), đã từng dạy ông “Mạch quyết”, Bàng An Thời lúc thiếu niên lại nói rằng: “Đọc cuốn sách này thôi là chưa đủ”. Ông tự tìm tòi và nghiên cứu sâu thêm lý luận mạch học của Hoàng Đế và Biển Thước.

Không lâu sau, ông đã thông suốt đạo lý trong y thư, và đưa ra cách nhìn mới lạ. Mỗi khi ông bàn luận vấn đề với người khác, ông chưa bao giờ thua cuộc. Cha của ông rất bất ngờ, vì lúc đó ông vẫn chưa tròn hai mươi tuổi.

Sau đó, Bàng An Thời lâm bệnh nặng và xuất hiện triệu chứng điếc tai. Vì vậy, ông đã nỗ lực hơn nữa để nghiên cứu tìm đọc những cuốn sách y học quý hiếm như “Linh Khu”, “Thái Tố” và “Giáp Ất”. Bởi vì ông đọc nhiều sách vở, đến sau này, trong các tác phẩm Bách gia Kinh sử, miễn là có liên quan đến y học, Bàng An Thời đều biết.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Thước

Ông từng nói: “Trên thế gian phàm được xem là y thư, ta đều đã đọc qua, trong số đó, những đạo lý mà Biển Thước giảng là thâm sâu nhất. Ông ấy đã lấy hết các phương pháp điều trị dung nạp vào cuốn sách ‘Nan Kinh’, nhưng viết không được chi tiết cho lắm, có lẽ ông ấy hy vọng nhà y học đời sau trong quá trình điều trị cho bệnh nhân sẽ dần dần lĩnh hội được”.

Ông thẳng thắn nói: “Y thuật của tôi,  bắt nguồn từ cuốn ‘Nan Kinh’ của Biển Thước. Trong quá trình trị bệnh, phán đoán độ nông sâu bệnh tật của bệnh nhân, có thể chữa khỏi hay không thể chữa khỏi, đều rất tương hợp với những gì được bàn trong sách”.

Bàng An Thời nhận định rằng, quan sát mạch tướng, mạch Nhân Nghênh và mạch Thốn Khẩu là hai mạch trọng yếu nhất. Nhân Nghênh, nằm bên cạnh trái cổ (nam giới), là nơi động mạch cổ đập; Thốn Khẩu, nằm ngay bên ngoài cổ tay, là nơi động mạch cổ tay đập. Hai chỗ mạch này một âm-một dương, giống như hai sợi dây thừng. Khi nhân thể âm dương cân bằng, kích cỡ của hai mạch Nhân Nghênh và Thốn Khẩu cũng nhất trí với nhau. Sử dụng phương pháp phán đoán này để điều trị bệnh thì “không có căn bệnh nào trốn được”.

Bàng An Thời đã viết cuốn sách vạn chữ “Nan Kinh Biện”, hy vọng truyền lại y thuật mà ông đã tự mình đi sâu nghiên cứu trong cuốn “Nan Kinh” truyền lại cho hậu thế. Ông cũng phát hiện, một số loại thảo dược xuất hiện hơi muộn mà cổ nhân chưa biết, người đương thời không thể phân biệt được dược tính của những thảo dược này; tuy nhiên, sau khi áp dụng thực tế, ông phát hiện các loại thảo mộc này xác thực là có hiệu quả, vì để lưu truyền lại các loại thảo dược này, ông bèn viết thêm cuốn sách “Bổn Thảo Bổ Di”. Điều đáng tiếc là, cho đến ngày nay, hai cuốn sách này đều đã bị thất truyền.

Trong những năm cuối đời, ông đã viết cuốn “Thương Hàn Tổng Bệnh Luận”, bổ sung và phát huy cho cuốn “Thương Hàn Luận” của Trương Trọng Cảnh.

Bàng An Thời trị bệnh xem trọng “chân” (chân thật)

Lúc ông điều trị bệnh cho người ta, 10 phần bệnh ông đều có thể trị khỏi 8-9 phần. Đối với những người đến nhà cầu chữa bệnh, ông đều dọn dẹp phòng ốc cho bệnh nhân cư trú, và đích thân kiểm tra việc sắc thuốc cho bệnh nhân để đảm bảo rằng không có vấn đề gì.

Sau trị liệu, nhất định phải đợi đến khi bệnh nhân khỏi rồi, ông mới cho phép bệnh nhân rời đi. Đối với những bệnh nhân thực sự không thể chữa khỏi, ông nhất định sẽ nói rõ sự thật và không hề che giấu.

Ông đã cứu sống được vô số người trọng bệnh. Gia thuộc của các bệnh nhân đã mang lễ vật tiền tài đến cảm tạ ông, nhưng ông đều không lấy.

Vừa châm cứu đã cứu được sản phụ khó sanh

Bức tượng đất sét y học “Bắc Tống Y Vương” thời Bắc Tống. (Ảnh qua xuehua.us)

Một lần, khi ông đến đến huyện Đông Thành ở Thư Châu, gặp được một gia đình có sản phụ trở dạ, bảy ngày liên tiếp đứa trẻ vẫn chưa chịu ra đời, biện pháp gì cũng dùng hết rồi nhưng không có hiệu quả, cả nhà họ đều rất lo lắng.

Cũng may học trò của ông – Lý Bách Toàn là hàng xóm của gia đình sản phụ, thế là thỉnh mời Bàng An Thời đến khám.

Ông vừa đến khám bệnh liền nói: “Không chết được đâu, không chết được đâu”. Ông bảo gia nhân sản phụ mang nước nóng đến, làm ấm thắt lưng và phần bụng của sản phụ, tự mình xoa bóp nhẹ nhàng cho sản phụ. Sau đó, ông rút kim châm ra châm cứu vào phần bụng của sản phụ.

Không lâu sau, sản phụ cảm thấy tràng vị (bao tử và ruột) đau dần lên, trong lúc kêu la, cô đã sinh được một bé trai.

Gia nhân nhìn thấy sản phụ đã phải chịu đựng trong bảy ngày, cuối cùng sinh ra đứa bé, mẫu tử đều bình an vô sự, họ ngạc nhiên vui mừng khôn xiết và cũng rất ngạc nhiên trước y thuật của Bàng An Thời.

Bàng An Thời nói với họ: “Thực tế, thai nhi đã ra khỏi tử cung, nhưng một tay của đứa bé đã vô ý nắm lấy ruột của mẹ, không chịu buông tay, cho dù là vẽ bùa hay uống thuốc đều không có tác dụng. Ta chạm vào da bụng người mẹ để lần mò ra tay của thai nhi, dùng kim châm bạc chích vào eo bàn tay (khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ) của nó, khi nó đau thì sẽ buông tay và rút lại, cho nên rất nhanh sẽ sinh ra được. Ta không hề sử dụng bất kỳ chiêu thuật thần kỳ nào cả”. Gia nhân bế đứa bé lên, quả nhiên phát hiện có một dấu châm cứu ngay eo bàn tay bên phải đứa bé.

Lặng lẽ ly thế

Bàng An Thời mắc bệnh khi ông được 58 tuổi, đồ đệ của ông thỉnh mời ông tự chẩn trị cho mình, ông mỉm cười và nói: “Ta đã chẩn đoán rất rõ ràng rồi. Lại nói, hô hấp cũng là một chủng thể hiện của mạch tượng. Ta bây giờ vị khí đã tuyệt, cần phải chết rồi”. Vài ngày sau, Bàng An Thời khi đang tọa đàm với khách đã lẳng lặng mà ly khai nhân thế.

(Sách tham khảo: “Tống sử – Bàng An Thời truyện”)

>>> Danh y Lưu Thuần: Khỏi bệnh hay không, một nửa ở người bệnh, một nửa ở thầy thuốc

>>> Cổ nhân làm thế nào để trường thọ và chống lão hóa?

Tuệ Tâm, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?