Armenia: Cuộc diệt chủng đen tối 30 năm xuất phát từ “đạo đức giả” của chính trị hiện đại

08/07/20, 10:40 Tri thức

Nash-Marshall – một nhà văn nổi tiếng, tác phẩm của bà đã từng vạch trần sự phủ nhận của Thổ Nhĩ Kỳ về nạn diệt chủng, đồng thời cho thấy những ảnh hưởng vô nhân đạo của triết học hiện đại đã gây ra sự tàn sát cả một dân tộc như thế nào.

Nhà văn nổi tiếng Nash-Marshall quyển sách “The Sins of the Fathers”. (Ảnh qua Amazon)

Siobhan Nash-Marshall cũng là trưởng khoa Triết học của trường Cao đẳng Nghệ thuật Manhattanville tại New York, là tác giả của quyển sách “The Sins of the Fathers”, đồng thời là người biên dịch cuốn sách mới được xuất bản của Antonia Arslan mang tên “Silent Angel”, nội dung cũng được viết về bối cảnh nạn diệt chủng. 

Có lẽ bà sẽ là người mang đến góc nhìn sáng tỏ và chi tiết về một trong những giai đoạn đen tối, và kinh hãi nhất trong lịch sử loài người. 

Trong buổi phỏng vấn độc quyền với Epoch Times, bà Nash-Marshall sẽ chia sẻ những suy nghĩ của mình về nạn diệt chủng, cũng như về bản dịch tác phẩm mới nhất từ Antonia Arslan của bà. 

Joseph Pearce: “Silent Angel” là một cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh nạn diệt chủng tại Armenia. Vậy bà có thể lý giải rõ hơn và mô tả về cuộc diệt chủng này, cũng như cho biết nó bắt đầu từ khi nào được không?

Nash-Marshall: Cuộc diệt chủng tại Armenia là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ XX. 3 nhà lãnh đạo cầm đầu Đế quốc Ottoman khi ấy (Enver Pasha, Talaat Pasha, và Djemal Pasha) đã tận dụng Thế chiến I và tiến hành một cuộc tàn sát hàng loạt người Armenia. 1,5 triệu người dân Armenia (tức 3/4 tổng số người sinh sống vào thời điểm đó tại khu vực, mà ngày nay được gọi là Đông Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị tàn sát rất khủng khiếp.

Nam giới bị chia cắt khỏi gia đình và thường bị sát hại ngay lập tức. Trẻ em và phụ nữ sau đó bị bắt và phải “di dời” về phía hoang mạc Syria. Trên đường đi, họ sẽ phải đối mặt với nhiều điều kinh hoàng. Hầu hết số người này đều chết vì đói, khát và kiệt sức. 

Trẻ em và phụ nữ bị bắt và phải “di dời” về phía hoang mạc Syria. Hầu hết số người này đều chết vì đói, khát và kiệt sức. (Ảnh tư liệu)

Cuộc diệt chủng này là một sự kiện được ghi chép lại khá chi tiết và khủng khiếp. Quân Đồng minh đã đặt ra thuật ngữ “tội ác chống lại loài người” khi họ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng tàn sát người Armenia.

Trong bức thư gửi tới sultan (thuật ngữ chỉ Hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ), Giáo hoàng Pope Benedict XV đã nêu rõ: Hành động này “khiến người Armenia gần như tuyệt chủng”. Đại sứ Mỹ lúc bấy giờ – Henry Morgenthau cũng nhận định đó là “hành vi che giấu tội ác của bán đảo Tiểu Á”.

Joseph Pearce: Ngoài việc biên dịch cuốn sách “Silent Angel”, bà còn là tác giả của cuốn “The Sins of the Fathers” – một cuốn sách nói về nạn diệt chủng tại Armenia. Bà có thể giới thiệu đôi chút về nó được không?

Nash-Marshall: Vấn đề then chốt trong cuốn “The Sins of the Fathers” là triết học hiện đại. Vấn đề này không có gì lạ đối với một người Công giáo. Giáo hoàng Leo XIII đã phản đối chủ nghĩa hiện đại. Ông cố gắng bảo vệ người Armenia trong các vụ thảm sát trước khi cuộc diệt chủng xảy ra (giai đoạn 1894-1896) do Hoàng đế Abdul Hamid II khởi xướng. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Cuốn “The Sins of the Fathers”. (Ảnh qua Internet)

Trong cuốn sách, tôi muốn chỉ ra 5 đặc điểm quan trọng của cuộc diệt chủng tại Armenia.

Thứ nhất, cuốn sách dựa trên tư tưởng hiện đại phương Tây: Toàn bộ thủ phạm đều đọc và nghiên cứu cẩn thận các nhà triết học châu Âu thế kỷ 19. 

Thứ hai, nó cho thấy cái giá của tính đạo đức giả trong chính trị hiện đại. Cuộc diệt chủng không xảy ra chỉ sau một đêm mà đã trải qua gần “30 năm đàm phán từ trước”. Các cường quốc châu Âu kêu gọi cải cách ở các tỉnh của Armenia, ký kết đủ loại hiệp ước với Sultan, nhưng lại ngó lơ việc người dân Armenia bị tàn sát. Giáo hoàng Leo XIII đã can thiệp, cố gắng trở thành trung gian giữa các cường quốc châu Âu và đàm phán với Sultan, vì ông nhận thức rõ về sự giả dối của các cường quốc Châu Âu và tình trạng của người dân Armenia.

Thứ ba, mặc dù cuộc tàn sát người Armenia gần như đã kết thúc vào năm 1923, nhưng trên thực tế chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang cố gắng hết sức, nhằm xóa bỏ hình ảnh người Armenia ra khỏi lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy  tội ác lịch sử vốn đã hiện hữu sẵn trong “triết học hiện đại”. 

Thứ tư, người Armenia bị tàn sát là nhằm xây dựng nên một “Thổ Nhĩ Kỳ mới” theo khuynh hướng triết học của Pháp và Đức. Cuộc diệt chủng cho thấy tính tấn công phi kỹ thuật vốn sẵn có trong triết học hiện đại, (Trong cuốn “Sins of the Fathers”, Nash-Marshall đã chỉ ra đội ngũ tri thức của “Thổ Nhĩ Kỳ mới” bị ảnh hưởng sâu bởi tư tưởng triết học của Karl Marx, Georg Wilhelm Friedrich Hegel và Auguste Comte.

Thứ năm, cuộc diệt chủng tại Armenia là hành vi sâu sắc “chống lại Thiên Chúa”.

Cuộc diệt chủng tại Armenia mang đến cho chúng ta một cái nhìn chân thực, để thấu hiểu những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. (Ảnh qua Twitter)

Cuộc diệt chủng tại Armenia mang đến cho chúng ta một cái nhìn chân thực, để thấu hiểu những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Chúng ta cũng đã từng chứng kiến những tội ác lịch sử, tội ác xã hội, đối mặt với vấn đề chống Thiên chúa sâu sắc.

Joseph Pearce: Tựa đề gốc của cuốn “Silent Angel” từng là “Book of Moush”. Bà có thể cho biết đôi chút về cái tên “Book of Moush”, và nó có liên kết gì tới nội dung của cuốn “Silent Angel” không?

Nash-Marshall: Moush là một tỉnh của Armenia thời Đế chế Ottoman. Đây là khu vực vô cùng quan trọng về văn hóa và tôn giáo, với nhiều tu viện quan trọng. Ví dụ Casper – một trong 3 Nhà Đạo sĩ trong “Tân Ước” đã được chôn cất tại một tu viện ở nơi này.

Toàn bộ người dân Armenia đều nắm bắt được nội dung của cuốn sách. Nó được chia làm 2 phần trong giai đoạn diệt chủng, và được giữ gìn, bảo quản bởi 2 người phụ nữ. Danh tính của hai người này đã thất lạc. Cuốn “Silent Angel” tôi đã cho hai người phụ nữ này một danh xưng và kể lại câu chuyện mà họ trải qua.

Joseph Pearce: Vậy “thiên thần” nào đã làm nên nhan đề  “Silent Angel” (Thiên thần thầm lặng) của tác phẩm?

Nash-Marshall: Antonia Arslan yêu thích cái tên này. Trong bản dịch tiếng Ý, cuốn tiểu thuyết được xuất bản với nhan đề “Book of Moush” như đã đề cập lúc nãy. Có rất nhiều “thiên thần thầm lặng” trong cuốn tiểu thuyết của bà Arslan, và một trong số đó chính là mục “Book of Moush”. Chính là “thiên thần thầm lặng”, tức là không phát ra tiếng động, lời nói, nhưng có thể cho thấy được nó là một thông điệp từ Chúa, mang đến sự cứu rỗi linh hồn. 

Một “thiên thần” khác của tác phẩm là người ra tay che chở, bảo vệ những người có trọng trách gìn giữ cuốn sách, đây là người đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện. Một thiên thần khác nữa trong “Silent Angel” là Zacharias – anh đã dẫn dắt mọi người đưa cuốn sách đến nơi an toàn, và cũng chính là nạn nhân sống sót duy nhất tại làng. 2 “thiên thần” nữa trong cuốn tiểu thuyết là 2 người Hy Lạp Makarios và Eleni, họ bảo vệ những người giữ cuốn sách khỏi những kẻ truy sát.

“Silent Angel” chứa đầy các thiên thần. Bà Arslan đã nhấn mạnh và gắn kết chặt chẽ câu chuyện với những “thiên thần” này.

Joseph Pearce: “Silent Angel” ngoài việc phản ánh lên những mặt tối về sự tàn độc và trụy lạc, thì còn là niềm chiến thắng về sự bền bỉ và đức hạnh của con người, cũng như cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chốn đen tối. Vậy, bằng cách nào mà cuốn tiểu thuyết lại đạt được những điều này, cũng như liệu nó có tác động đến người dân Mỹ, thời đại và văn hóa? 

Mọi người đặt hoa tại đài tưởng niệm người Armenia bị Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman giết chết. (Ảnh qua AP)

Nash-Marshall: Chúng ta đang sống trong những giai đoạn khó khăn, và thường quên mất đâu mới thực sự là điều quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta bị phân tán bởi những vấn đề phát sinh, bởi những bất ổn và cảm xúc thái quá. Chúng ta cũng dễ có suy nghĩ rằng mình cô đơn. Điều này đặc biệt đúng với chúng ta trong giai đoạn hiện tại, không chỉ bởi tác động của COVID-19, mà còn bởi những yếu tố vốn từng được xem như có thể giúp gắn kết xã hội như gia đình, giáo xứ và cộng đồng thì nay đã trở nên lỏng lẻo.  

“Silent Angel” muốn nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng: Chân lý vinh quang cứu rỗi chúng ta, chân lý không phải một đức tin trừu tượng, mà là một con người thật. “Con người thật” đó không cứu rỗi đồng loạt chúng ta, mà sẽ cứu giúp từng người một, mang đến cho chúng ta cái đẹp, thông điệp, niềm hy vọng và sức mạnh. 

Joseph Pearce là tác giả của quyển “Solzhenitsyn: A Soul in Exile” (nhà xuất bản Ignatius Press).

Việt Anh (theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?