Dưới đây là những bức ảnh ghi lại cảnh thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn diễn ra vào ngày 4/6/1989 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Vào sáng sớm ngày 4/6/1989, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã được lệnh tấn công.
Theo chính quyền thì con số tử vong chính thức là khoảng vài trăm người. Con số mà chính quyền đưa ra được tin là thấp hơn nhiều so với con số thực tế. Con số tử vong thực sự được tin là lên tới vài ngàn người.
Ngoài ra, hàng ngàn người đã bị thương và hàng ngàn người khác đã bị bắt giữ.
Tại thời điểm đó, những lời kêu gọi chấm dứt nạn tham nhũng, tôn vinh nhân quyền, thiết lập các quy tắc luật pháp, và xây dựng nền dân chủ đã bị làm cho câm lặng.
Những bức ảnh ghi lại cảnh thảm sát tại Thiên An Môn
(Tất cả những bức ảnh được cung cấp bởi 64memo.com)
4h sáng, ngày 4/6/1989, Bắc Kinh: Quân lính tràn ra từ Đại Lễ đường Nhân dân, với súng nhắm thẳng vào sinh viên đứng dưới tượng đài Anh hùng. Những người lính khai hỏa trước khi họ tiến tới. Trong bức ảnh, tia sáng lóe lên từ họng súng của một quân nhân được nhìn thấy rất rõ ràng (Đại Kỷ Nguyên)
Ngày 04/06: Sinh viên đưa những người bạn cùng lớp bị thương của họ từ quảng trường Thiên An Môn tới bệnh viện để cấp cứu (Đại Kỷ Nguyên).
5h sáng ngày 4/6, Bắc Kinh: Bộ đội đặc công trong bộ quân phục ngụy trang ở dưới tượng đài Anh hùng để đánh đuổi các sinh viên (Đại Kỷ Nguyên).
6h20 sáng ngày 4/6: Khi Fang Zheng và những người bạn cùng lớp đang chạy ra khỏi quảng trường Thiên An Môn, anh quay trở lại để cứu một cô bạn. Cuối cùng anh bị xe tăng chèn mất hai chân. Sau ngày 4/6, anh hồi phục và đoạt hai huy chương vàng tại cuộc thi điền kinh người khuyết tật toàn quốc. Cơ hội thi đấu của anh trong các cuộc thi quốc tế đã bị chính quyền hủy bỏ chỉ vì sự liên can của anh trong cuộc biểu tình ngày 04 tháng Sáu (Đại Kỷ Nguyên).
Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Buổi sáng ngày 4/6/1989, những quân nhân vẫn tiếp tục bắn giết trên Đại lộ Trường An. Các công dân Bắc Kinh đã dũng cảm chống lại. Bức ảnh cho thấy những người bị thương nằm trên Đại lộ Trường An và những người khác đang giúp đỡ những người bị thương (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 4/6/1989: Đường phố Bắc Kinh nhuộm đầy các vết máu trong ngày 4/6 (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 4/6: Một người đạp xe ba bánh với sự trợ giúp của những người xung quanh đang vội vã đưa những người bị thương tới một bệnh viện gần đó. Những người lính tiếp tục bắn hàng trăm loạt đạn vào đám đông đang tụ tập bên ngoài quảng trường Thiên An Môn (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 04/06/1989: Nhiều nạn nhân trong ngày 04/06 đã chết vì bị bắn bằng đạn ‘hollow-point’, thứ vũ khí bị quốc tế cấm sử dụng. Mới đây, bác sĩ quân y Jiang Yanyong đã xác nhận rằng quân đội đã sử dụng đạn ‘hollow-point’ trong cuộc tấn công này (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 7/6: Đám đông dân chúng Bắc Kinh tò mò tụ tập lại để xem vũ khí hạng nặng trên quảng trường Thiên An Môn (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 7/6: Đám đông dân chúng Bắc Kinh tò mò tụ tập lại để xem vũ khí hạng nặng trên quảng trường Thiên An Môn (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 7/6: Binh lính đang canh gác tại Tượng đài Anh Hùng trên quảng trường Thiên An Môn. Vệt xích xe tăng có thể được trông thấy tại bậc thềm đi lên Tượng đài (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 15/6: Công nhân thành phố Bắc Kinh lau dọn Tượng đài Liệt Sĩ trên quảng trường Thiên An Môn. Tượng đài Liệt Sĩ là một điểm tụ tập của sinh viên trong cuộc biểu tình (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 4/6: Đoàn người biểu tình xếp hàng tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington D.C. Những người biểu tình phản đối việc giết hại các sinh viên tại Trung Quốc bằng cách sử dụng quân đội (Đại Kỷ Nguyên).
Ngày 5/6: Biểu tình lớn tại Ma Cao nhằm buộc tội chính quyền Bắc Kinh thảm sát những người biểu tình không khí giới tại Trung Quốc (Đại Kỷ Nguyên).
Một bức ảnh chụp những người bị giết hại hay thương vong trong ngày 4/6, kèm theo lời chứng thực từ thân nhân họ (1) (Đại Kỷ Nguyên)
Một bức ảnh chụp những người bị giết hại hay thương vong trong ngày 4/6, kèm theo lời chứng thực từ thân nhân họ (2) (Đại Kỷ Nguyên)
(Theo The Epoc Times)